🔥 Bài đăng hot nhất

Ho có đờm kéo dài là biểu hiện của bệnh gì?

Ho có đờm kéo dài là triệu chứng của nhiều bệnh thuộc đường hô hấp gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy ho có đờm kéo dài là biểu hiện của bệnh gì? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

1. Tìm hiểu về tình trạng ho có đờm kéo dài

Ho là phản xạ thường gặp trong các bệnh lý đường hô hấp, ho có thể có đờm hoặc ho kèm khạc đờm. Có thể phân loại ho thành hai loại chính bao gồm: ho cấp tính và ho mạn tính, trong đó:

– Ho cấp tính là ho dưới 3 tuần

– Ho mạn tính là ho kéo dài trên 8 tuần

Đờm là dịch tiết ra từ đường hô hấp bao gồm: chất nhầy, bạch cầu, hồng cầu và những chất độc xâm hại đến đường hô hấp. Ho có đờm là tình trạng đường thở viêm, dịch nhầy cũng được tiết ra khiến cơ thể không đào thải xuống đường tiêu hóa. Đờm thường tích tụ trong họng khiến cổ họng bị kích thích dẫn tới ho. Ho có thể giúp đờm ra khỏi cơ thể một phần thông qua miệng và mũi.

Ho có đờm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trường hợp bị nhẹ có thể tự khỏi nhưng đôi khi có thể kéo dài dai dẳng dẫn tới khó điều trị và khó xác định nguyên nhân gây đờm để điều trị phù hợp. Tình trạng này kéo dài trở thành mạn tính và người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng về hệ hô hấp do đó người bệnh nên chủ động khám bệnh sớm, không nên chủ quan.

2. Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng ho có đờm kéo dài

Những nguyên nhân gây ho có đờm phổ biến bao gồm: viêm phế quản cấp tính, viêm phổi, abcess phổi.

Những nguyên nhân gây ho có đờm mạn tính thường gặp bao gồm: bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, dãn phế quản, ung thư phổi…

Bên cạnh đó, một số nhận dạng về màu sắc của đờm cũng có thể giúp người bệnh phát hiện nguyên nhân:

– Đờm nhày trong: bệnh hen, bệnh ung thư, bệnh lao phổi

– Đờm nhày kèm mủ: viêm phổi(đờm màu vàng: nhiễm tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus; đờm màu xanh: nhiểm trực khuẩn mủ xanh pseudomonas aeruginosa; đờm màu xám: nhiểm phế cầu streptococcus pneumoniae)

– Đờm bọt hồng: bệnh phù phổi cấp

Ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?

Tất cả các tình trạng ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi đều nguy hiểm. Đặc biệt, ho có đờm kéo dài ở trẻ em sẽ dễ gặp biến chứng hơn người lớn. Nếu tình trạng ho có đờm kéo dài >3 tuần không khỏi thì rất dễ chuyển sang mãn tính. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hô hấp nghiêm trọng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ho có đờm kéo dài ở những người hút thuốc lá nhiều năm, kèm theo triệu chứng khó thở, rất có thể bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người bệnh cũng xuất hiện thêm các triệu chứng ho khan kéo dài, có đờm, khó thở khi vận động hoặc nghỉ ngơi.

Bệnh giãn phế quản

Triệu chứng của bệnh giãn phế quản khá giống với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các cơn ho sẽ khạc ra đờm có mủ, đặc, vàng xanh (giãn phế quản ướt) hoặc đờm có máu (giãn phế quản khô).

Bệnh lao phổi

Ho có đờm kéo dài nhiều ngày không khỏi có thể phát triển thành lao phổi. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, khiến tình trạng ho kéo dài, ho có đờm, ho khan nặng nề hơn, thậm chí có thể biến chứng sang tình trạng suy hô hấp và tử vong.

Cách trị ho có đờm lâu ngày không khỏi

Ho có đờm kéo dài không sốt (do các bệnh lý cấp tính) và không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm, sẽ biến mất khi được điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Nếu ho có đờm do các bệnh mãn tính, cần điều trị lâu dài để kiểm soát bệnh. Một số cách trị ho có đờm tại nhà cho người lớn và trẻ em bao gồm:

Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Ví dụ, nếu ho có đờm do viêm họng, thì cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng.

Dùng thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho có tác dụng làm dịu cơn ho và giúp người bệnh dễ thở hơn.

Dùng thuốc long đờm: Thuốc long đờm có tác dụng làm loãng chất nhầy và giúp người bệnh dễ khạc đờm hơn.

Các biện pháp hỗ trợ khác:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực.
  • Ưu tiên các thực phẩm ấm, lỏng, dễ nuốt.
  • Uống thêm nhiều nước ấm, nước trái cây và súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ ngày giúp làm sạch vùng niêm mạc họng.
  • Kiêng ăn các thực phẩm cay, nóng, nước đá,…
  • Bảo vệ vùng tai, mũi, họng bằng khẩu trang.

Phòng ngừa ho có đờm kéo dài

Để phòng ngừa ho khan, ho có đờm kéo dài, các lưu ý dưới đây nên được áp dụng:

  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh hô hấp.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp, chẳng hạn như khói thuốc, bụi bẩn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để tăng cường sức đề kháng.
  • Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh.

Ho có đờm kéo dài là bệnh lý khá phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý khác nhau. Nếu tình trạng ho có đờm nhiều ngày không khỏi, kèm theo các triệu chứng:

  • Sốt cao
  • Nôn mửa
  • Đổ nhiều mô hôi
  • Thở nhanh, thở gấp, khó thở
  • Ho có đờm đặc màu xanh, ho ra máu
  • Mệt mỏi, suy kiệt
  • Khó nuốt, chán ăn

Người bệnh nên đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Trên đây là thông tin về Ho có đờm kéo dài là biểu hiện của bệnh gì. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.


(st

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
48
3
3

3 bình luận

Cám ơn bạn nhiều

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ hữu ích cảm ơn bạn

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn đã chia sẻ

11 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!