🔥 Bài đăng hot nhất

HIV có lây qua đường ăn uống?

HIV là loại virus gây ra suy giảm hệ miễn dịch ở người. Theo đó HIV có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường máu, qua quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ qua con trong suốt thời kỳ mang thai, thời kỳ sinh đẻ hay cho con bú. Nhưng HIV có lây qua đường ăn uống không? Hãy cùng giải đáp tất cả những thắc mắc trên qua bài viết ngay sau đây.

HIV có lây qua đường ăn uống?

Hiện tại ăn uống chung với người nhiễm HIV sẽ không có khả năng lây bệnh. Đặc biệt trên thực tế cũng chưa có 1 trường hợp nhiễm HIV nào thông qua đường uống nước hoặc ngồi ăn chung người nhiễm HIV. Với những trường hợp người bệnh bị chảy máu ở vùng miệng hay bị lở loét có thể đến trực tiếp những trung tâm y tế HIV/AIDS để được tư vấn và làm các xét nghiệm. Tuy nhiên khả năng lây nhiễm HIV qua trường hợp này cũng rất thấp.

Khi bạn có người thân hoặc sinh hoạt chung bị nhiễm HIV/AIDS, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường với họ. Chỉ cần hạn chế sử dụng chung các đồ vật có nguy cơ dính máu như: Bàn chải đánh răng, đồ cắt móng tay, dao cạo râu...

Ăn uống, cầm nắm các vật chung như chìa khóa, nắm cửa, bắt tay, giao tiếp… với người bệnh HIV không phải là con đường lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, đó chỉ là nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Bạn hãy nhớ rằng đặc trưng của bệnh này là người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch. Khiến các bệnh nhiễm trùng cơ hội có dịp tấn công cơ thể, gây tử vong cho người bệnh.

Vào giai đoạn cuối HIV- AIDS, hệ miễn dịch suy yếu khiến người bệnh dễ nhiễm các bệnh như:

  • Lao phổi, Lao màng não
  • Nấm phổi
  • Viêm màng não do nấm, kí sinh trùng
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Việc ăn uống chung, nuốt phải nước bọt của người bệnh giai đoạn này tuy không khiến bạn mắc bệnh AIDS nhưng sẽ khiến bạn mắc các bệnh nhiễm trùng nặng.

Do đó, nếu người bệnh đã chuyển qua giai đoạn AIDS, bạn cần tinh tế và cẩn thận trong việc chăm sóc và tiếp xúc với người bệnh.

Những ai có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV ví dụ như quan hệ không an toàn, tiêm chích ma tuý hoặc xăm mình, là người bệnh phải thực hiện truyền máu hoặc những sản phẩm của máu,… Bạn cần phải thực hiện khám sàng lọc những bệnh xã hội tại những cơ sở uy tín để cho ra kết quả chính xác nhất và có phác đồ điều trị kịp thời.

Như vậy qua bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không. Theo đó có thể thấy được rằng khả năng lây truyền qua con đường ăn uống là rất thấp và hầu như sẽ không xảy ra. Hy vọng với những thông tin được cung cấp và chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, kịp thời sàng lọc và điều trị kịp thời.

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

HIV có lây qua đường ăn uống?HIV có lây qua đường ăn uống?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
23
1
2

2 bình luận

Hiện tại ăn uống chung với người nhiễm HIV sẽ không có khả năng lây bệnh.

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Ăn uống, cầm nắm các vật chung như chìa khóa, nắm cửa, bắt tay, giao tiếp… với người bệnh HIV không phải là con đường lây nhiễm HIV.

1 tuần trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!