Cho cháu hỏi, chó liếm lên quần áo mà sau đó mình ko biết mà mặc vào luôn liệu có nguy cơ bị nhiễm bệnh dại ko ạ
Giời leo có lây không?
Giời leo là bệnh thường gặp trong các bệnh lý về da liễu, bệnh do nhiễm siêu vi có hướng thần kinh và da. Đây là chủng virus gây bệnh thủy đậu, sau khi người bệnh khỏi thủy đậu, virus có khả năng tồn tại và khu trú nhiều năm trong các hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống dưới dạng tiềm tàng, im lặng sau đó tái hoạt trở lại để gây bệnh giời leo (zona). Vậy bệnh giời leo có lây không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1.Các thể bệnh giời leo phổ biến
Biểu hiện và mức độ nặng của zona có thể khác nhau tùy thuộc vào các thể bệnh giời leo khác nhau, theo đó phương pháp điều trị và chăm sóc cũng khác nhau. Các thể bệnh giời leo phổ biến gồm có:
- Giời leo trên mặt: Zona trên mặt khá phổ biến, có thể xuất hiện trên vùng trán, vùng xung quanh môi hoặc má. Vì mặt chứa nhiều cơ quan nhạy cảm và vùng da mỏng dễ bị tổn thương, việc chăm sóc vùng da bị phát ban cần được thực hiện cẩn thận. Bên cạnh đó, zona trên mặt có thể gây ra các biến chứng kéo dài nên cần tiếp tục điều trị và thăm khám kiểm tra thường xuyên.
- Giời leo trên mắt: Zona trên mắt là trường hợp rất phổ biến, chiếm từ 10-25% trên tổng số bệnh nhân zona. Dây thần kinh mắt rất nhạy cảm, khiến virus gây bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, giảm thị lực và thậm chí là mất thị giác vĩnh viễn.
- Giời leo trên tai: Ngoài những triệu chứng thông thường, giời leo trên tai còn có thể gây đau tai, liệt mặt, khó ăn uống, loét trong tai và xuất hiện các u nang ở phía trước và phía sau tai. Giời leo trên tai cũng dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, do đó điều trị tích cực từ khi mới xuất hiện triệu chứng bệnh là cần thiết.
- Giời leo trong miệng: Bệnh nhân có thể phát triển giời leo trong miệng hoặc niêm mạc vòm họng. Ban đầu, sẽ xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ từ 1-4mm, sau đó nhanh chóng vỡ và để lại các vết loét, gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện. Giời leo trong miệng dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng, nhưng thời gian kéo dài hơn và gây đau đớn nhiều hơn so với nhiệt miệng.
- Giời leo trên các vùng da khác trên cơ thể: Giời leo cũng có thể xuất hiện trên các vùng da khác nhau trên cơ thể như lưng, ngực, cổ, eo,… Tuyến bệnh này thường tiến triển nhanh hơn, nhưng ít gây biến chứng hơn so với zona trên mặt, mắt hoặc tai. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý vệ sinh vùng da bị zona để tránh viêm.
2.Bệnh giời leo có lây không?
Bệnh giời leo không lây nhiễm trực tiếp, nhưng virus Varicella-Zoster có thể lây sang người khác qua bọng nước nếu không được che chắn tốt. Lây nhiễm chỉ xảy ra từ khi bọng nước hình thành đến khi chúng kết vảy
Cơ chế lây lan của giời leo
Virus varicella-zoster thường có thể lây lan từ người bị bệnh zona sang người chưa bao giờ bị thủy đậu. Nếu một người đã từng mắc bệnh thủy đậu thì trong cơ thể họ thường có kháng thể chống lại virus.
Bệnh giời leo gây ra các vết phồng rộp hở. Virus varicella-zoster có thể lây lan qua tiếp xúc với mụn nước zona chưa đóng vảy. Nếu chưa bị thủy đậu, bạn có thể nhiễm virus varicella-zoster do tiếp xúc với virus qua vết phồng rộp giời leo của người khác. Điều này có thể dẫn đến bệnh thủy đậu.
Virus không lây lan sau khi mụn nước hình thành vảy cứng. Một khi mụn nước đóng vảy, chúng không thể truyền virus nữa. Virus cũng không lây lan khi các mụn nước được che phủ tốt.
Bạn sẽ không bị lây giời leo khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết miệng của người bị bệnh, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm. Điều đó có nghĩa là bạn không bị bệnh giời leo nếu ai đó ho hoặc hắt hơi vào bạn.
3.Điều trị và phòng tránh lây lan giời leo
Cách điều trị giời leo
Một số loại thuốc kháng virus như acyclovir 800mg, valacyclovir và famciclovir có sẵn để điều trị giời leo và rút ngắn thời gian cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những loại thuốc này có hiệu quả nhất nếu bạn bắt đầu dùng chúng càng sớm càng tốt sau khi phát ban xuất hiện.
Thuốc giảm đau, không kê đơn hoặc theo toa của bác sĩ, có thể giúp giảm đau do bệnh giời leo. Chườm ướt, kem dưỡng da calamine và tắm bột yến mạch dạng keo (tắm nước ấm trộn với bột yến mạch nghiền) có thể giúp giảm ngứa.
Làm sao để phòng tránh lây giời leo?
Để ngăn virus lây truyền, hãy che kín các vết phát ban của bệnh giời leo. Che vết phát ban từ khi mụn nước xuất hiện cho đến khi chúng đóng vảy. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ), quá trình này thường mất từ 7 đến 10 ngày.
- Phát ban thường sẽ hết sau 2 đến 4 tuần.
- Giữ vết phát ban zona sạch sẽ và che phủ kỹ. Điều này có thể giúp ngăn người khác tiếp xúc với mụn nước của bạn.
- Rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, không chạm vào mụn nước.
- Tránh ở gần phụ nữ mang thai. virus varicella-zoster có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho cả người mang thai như viêm phổi và tổn thương vĩnh viễn cho thai nhi. Nếu bạn phát hiện mình bị bệnh zona sau khi tiếp xúc với người đang mang thai, hãy cho họ biết ngay để nhờ bác sĩ sản phụ khoa tư vấn.
- Tránh xa trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân và trẻ chưa bị thủy đậu hoặc vắc-xin. Ngoài ra, tránh những người có hệ thống miễn dịch suy yếu bao gồm những người nhiễm HIV, người được cấy ghép nội tạng và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc hóa trị.
Vậy giời leo có lây không? Giời leo không lây nhiễm, nhưng virus có thể truyền sang người khác khi tiếp xúc với vết phát ban khi có mụn nước. Nếu vết phát ban được che phủ tốt thì sẽ không lây cho người khác và việc lây truyền chỉ có thể xảy ra từ khi mụn nước hình thành cho đến khi chúng đóng vảy.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
3 bình luận
Mới nhất
bài viết hữu ích ạ
Để ngăn virus lây truyền, hãy che kín các vết phát ban của bệnh giời leo.
Nếu chạm vào vết phồng vỡ ra nó sẽ lây ấy