Các môn võ nên chơi để tăng cường sức khoẻ?
E bị răng chó con làm trầy xước da e đã dùng nước muối Sinh lí rửa vết cắn và lấy dầu gió bôi có s k ạ
E bị chó cắn trầy 1 vết da e đã dùng nước muối Sinh lí rửa vết cắn và lấy dầu gió bôi có s k ạ
4 bình luận
Mới nhất
Chào bạn,
Đối với những vết thương có tổn thương trên bề mặt da như trầy xước, chảy máu hoặc vết cắn sâu, bầm dập ... đều phải đi chích ngừa vắc-xin dại càng sớm càng tốt. Vì virus dại có trong các chất tiết của động vật lây sang người như nước bọt. Tùy vào tình trạng vết thương, tình trạng con chó (chó sống và không có triệu chứng của dại, hoặc chó chết), lịch sử tiêm ngừa dại mà bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm ngừa dại hiện tại. Vì nguy cơ tử vong ở bệnh gây ra bởi virus dại là 100% nếu bị nhiễm, do đó việc phòng ngừa rất quan trọng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,
Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An
id.hellobacsi.com
Nếu không chảy máu thì bạn vệ sinh sát trùng thật kĩ sẽ không sao nếu có chảy máu thì nên tiêm phòng.
Xử lý vết thương khi bị chó cắn hoặc mèo cắn
Cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dại là xử lý vết chó cắn, mèo cắn là làm sạch vết thương và thực hiện tiêm phòng ngay lập tức.
Nếu một người mới bị lây vết cắn động vật thì cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:
Đối với vết cắn của động vật, tuyệt đối tránh:
Hãy đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị bất kỳ loài động vật nào cắn, kể cả vật nuôi. Dựa trên điều kiện và tình trạng vết cắn, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu có nên cho bạn tiêm vắc-xin ngừa dại hay không.
Bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) trong các điều kiện sau đây:
Thậm chí nếu bạn không chắc chắn liệu mình có bị cắn hoặc lây nhiễm hay không, bạn vẫn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương hướng xử lý tốt nhất.
Nếu chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ thì có thể tự băng bó tại nhà.
Nếu có một trong các dấu hiệu sau, vết thương cần được xử lý tại cơ sở y tế:
- Đau ngày càng trầm trọng
- Sưng
- Đỏ hoặc nóng xung quanh vết cắn
- Sốt
- Chảy mủ
Hoặc cần phải đến bệnh viện khi:
- Vết cắn sâu trên 2cm.
- Vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.
- Sau 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng.
- Có quá nhiều vết cắn.
Theo dõi con chó đã cắn mình