Có phải khi con chó có biểu hiện dại như gầm gừ chảy dãi thì nó căn mình mới truyền virut dại đúng không hay lúc nó chưa có triệu chứng gì mà nó có
... Xem thêmĐức Trí
Em bị ong chích 2 ngày trước, vết chích thâm đen và ngứa xung quanh. Hôm nay em dọn cỏ lại bị ong chích thêm lần nữa. Cho em hỏi là em nên làm j để sơ cứu và có nên đến bệnh viên để tiêm mũi tiêu độc không ạ
5 bình luận
Mới nhất
Chào bạn,
Cả̉m ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hellobacsi. Khi bị ong chích, điều cần làm là bạn nến tiến hành các biện pháp sơ cứu ban đầu như Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức. Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. Tuyệt đối lưu ý không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương vì có thể làm lan tràn độc tố. Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương. Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng. Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày. Nếu có các biểu hiện trầm trọng như sốt, co giật, sốc phản vệ... bạn nên tiến hành đi đến các cơ sở cấp cứu. Nên có các biện pháp phòng ngừa ong đốt trong quá trình làm việc và lao động sau này.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,
ThS.DS.GV Lê Thị Mai
Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
id.hellobacsi.com
Mình bị ong chích không đi khám , ngứa chỗ chích hơn 2 tháng Mới heets , gãi hoài luôn .
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Cách sơ cứu khi bị ong đốt
Phải phản ứng thật nhanh
Nọc độc càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn, vì vậy nên nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.
Sau đó, đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.
Lấy kim ra
Khi bị ong mật chích (vì chúng ta thường gặp loại ong này nhất), mũi kim dính vào da tiếp tục bơm chất độc trong vài phút. Vì thế, cần lấy kim ra càng nhanh càng tốt, tránh để còn lại ngòi bên trong vết đốt, nó sẽ làm vết đốt phù nề và lâu khỏi hơn.
Để lấy kim ra, bạn có thể dùng móng tay hoặc nhíp để gắp ra. Đa số trường hợp thông thường, mũi kim cắm vào da không sâu lắm, chỉ cần dùng móng tay khều nhẹ theo chiều kim là có thể kéo ra.
Lưu ý: tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
Sát trùng vết chích
Ong cũng như ruồi, thường bay lang thang và đậu lại trên nhiều nơi. Không có gì bảo đảm rằng vi khuẩn gây bệnh sẽ không bám vào thân ong. Vì thế, sau khi lấy kim ra, bạn rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng.
Để giảm sưng đến mức tối thiểu và giúp vết thương mau lành, sau khi rửa sạch những chỗ có vết chích, bạn phải tiếp tục đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng. Đá cũng có tác dụng chống viêm, sẽ giúp bạn cảm thấy bớt đau. Chú ý: bạn không nên đắp đá trực tiếp lên vết đốt.
Cho nạn nhân uống nước để thải bớt độc tố.
Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn như trường hợp bị ong đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt) với các biểu hiện khó chịu như: đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, tiểu ít, vàng mắt, vàng da.
Bệnh nhân khó thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có. Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không cố tìm vôi để bôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng.
Nên đi bệnh viện nhé bạn