Cho cháu hỏi, chó liếm lên quần áo mà sau đó mình ko biết mà mặc vào luôn liệu có nguy cơ bị nhiễm bệnh dại ko ạ
[Cộng đồng hỏi - Bác sĩ trả lời] cách chăm sóc trẻ là F0 tại nhà
🔰 Cả nhà ơi,
Thời gian gần đây, trước sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron, nhất là sau khi xã hội mở cửa trở lại thì tình trạng trẻ em mắc bệnh COVID-19 ngày càng gia tăng. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì không biết cách chăm sóc trẻ là F0 tại nhà như thế nào. Cả nhà hãy cùng Hello Bacsi lắng nghe bác sĩ CKI Lê Thị Mỹ Châu (Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM) chia sẻ về cách chăm sóc trẻ là F0, giúp trẻ lướt bệnh nhẹ nhàng tại phần bình luận nhé!
------------
>>> Hỏi đáp bác sĩ miễn phí khi gia nhập Cộng đồng Hello Bacsi
>>> Cơ hội nhận 300.000đ khi tham gia cuộc thi “Đường huyết an toàn - Ngập tràn niềm vui” TẠI ĐÂY
>>> Cộng đồng Hello Bacsi rất mong được lắng nghe ý kiến của bạn để phát triển cộng đồng hữu ích hơn nữa. Tham gia khảo sát tại link: forms.gle/7BFVR9bNyLA2Coi1A
(Cả nhà copy link và dán trên trình duyệt web/mobile để truy cập giúp Admin nhé!)
4 bình luận
Mới nhất
cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ ạ
Chào các thành viên cộng đồng COVID-19,
Theo dõi trẻ em nhiễm COVID-19 có điểm tương tự như theo dõi ở bệnh nhân người lớn, quan trọng nhất là các dấu hiệu như thở nhanh và SpO2 (độ bão hòa oxy mao mạch). Tuy nhiên cũng có vài điều khác biệt.
Vì nhịp thở của trẻ em theo mỗi độ tuổi khác nhau nên bạn cần lưu ý. Ở trẻ em từ 1- 5 tuổi, gọi là thở nhanh khi nhịp thở trên 40 lần/phút (bạn kiên nhẫn đặt tay trên bụng bé và đếm nhịp thở trong 1 phút nhé).
1/ Cách theo dõi và chăm sóc bé tại nhà:
- Nằm phòng cách ly
- Áp dụng 5K, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.
- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
- Theo dõi:
+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt
+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở
nhanh/khó thở.
- Khai báo y tế hằng ngày qua điện thoại.
2/ Liên hệ nhân viên y tế ngay khi có triệu chứng bất thường:
- Sốt > 38 độ C
- Tức ngực
- Đau rát họng, ho
- Cảm giác khó thở
- Tiêu chảy
- SpO2 < 96%
- Trẻ mệt, không chịu chơi
- Ăn, bú kém
3/ Dấu hiệu nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Thở nhanh (theo độ tuổi)
- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống
- Khó thở, cánh mũi phập phồng
- Tím tái môi đầu chi
- Rút lõm lồng ngực
- SpO2 < 95%
4/ Xem xét nhập viện nếu bé không có dấu hiệu nặng nhưng có sẵn các yếu tố nguy cơ có thể diễn tiến nặng, như:
- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.
- Béo phì, thừa cân.
- Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá.
- Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản.
- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…).
- Bệnh thận mạn tính.
- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
- Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch
vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp)
- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần)
- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác
- Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải
- Bệnh gan
- Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
- Các bệnh hệ thống.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, các bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.
Chúc các bé mau khỏi bệnh,
BS. CKI Lê Thị Mỹ Châu
Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM
id.hellobacsi.com