🔥 Bài đăng hot nhất

Chẩn đoán và điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng thế nào?

Viêm da dị ứng tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp song nguyên nhân và tình trạng bệnh rất đa dạng. Bệnh xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng, chất kích thích dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu, da nổi mẩn đỏ,…


1. Tác nhân nào gây viêm da dị ứng tiếp xúc?

Có rất nhiều tác nhân có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc, làn da có thể bị kích thích khi tiếp xúc với một hoặc nhiều loại. Cụ thể những nguyên nhân thường gặp gây bệnh lý da liễu này bao gồm:

  • Sản phẩm dùng cho da như sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng da,… khi mới sử dụng hoặc khi đã sử dụng trong nhiều tháng, nhiều năm.
  • Đeo trang sức chứa Niken hoặc tiếp xúc với mỹ phẩm, sơn móng tay, nước hoa, giày dép hay vật dụng có nguồn gốc từ cao su hoặc chứa thành phần là chất gây dị ứng.
  • Sử dụng thuốc điều trị có chứa thành phần gây kích ứng, thường gặp như kháng sinh, thimerosal, benzocaine,…
  • Độc tố thực vật như: cây sồi, cây sơn, cây thường xuân,…


Để điều trị bệnh, đầu tiên cần tìm ra loại sản phẩm, thực vật,… chứa tác nhân gây kích thích và loại bỏ. Do đó bác sĩ thường yêu cầu bạn kiểm tra thành phần những sản phẩm mới sử dụng hoặc thuốc uống hay thực vật từng tiếp xúc có nguy cơ gây viêm da dị ứng tiếp xúc.


2. Điều trị

Khi đã xác định được nguyên nhân và mức độ bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn. Đầu tiên cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, ngưng sử dụng sản phẩm dưỡng da, tránh gây trầy xước vùng da bị kích ứng.

Hầu hết trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc đều gây ngứa nghiêm trọng khiến người bệnh phải gãi, tuy nhiên việc này càng khiến da tổn thương nặng hơn. Đặc biệt cần tránh gãi da, làm tổn thương ngoài da, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng cần thông báo với bác sĩ để sử dụng kháng sinh.

Để làm dịu cảm giác ngứa rát do viêm da dị ứng tiếp xúc, có thể áp dụng một số cách sau:

  • Rửa sạch vùng da bị kích ứng với nước sạch, có thể đắp khăn lạnh để giảm đau rát và ngứa. Có thể sử dụng một số loại dung dịch có tác dụng tương tự như: hồ nước, dung dịch Jarish, hồ neopred,…
  • Bôi kem mỡ chứa corticoid với viêm da dị ứng tiếp xúc dạng tổn thương khô.
  • Bôi kem chứa hydrocortisone với trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc nhẹ.
  • Dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi chứa histamin với trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc do dị ứng.


Hầu hết trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc không quá nghiêm trọng và tự khỏi khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nếu không tìm ra nguyên nhân chính xác và loại bỏ. Nhiều trường hợp điều trị không đúng cách khiến viêm da dị ứng tiếp xúc lan rộng, cùng với nhiễm trùng tạo thành sẹo ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ.

Chẩn đoán và điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng thế nào?Chẩn đoán và điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng thế nào?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
3
3

3 bình luận

thông tin hữu ích để tham khảo

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Chẩn đoán và điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng

3 tháng trước
Thích
Trả lời

viêm da dị ứng tiếp xúc có mẩn đỏ mụn mụn lên k nhỉ

3 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!