Có phải khi con chó có biểu hiện dại như gầm gừ chảy dãi thì nó căn mình mới truyền virut dại đúng không hay lúc nó chưa có triệu chứng gì mà nó có
... Xem thêmCách chăm sóc con tay chân miệng tại nhà
1. Vệ sinh miệng cho con
- Đối với bệnh tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng khiến con đau không ăn được.
- Không nên dùng khăn, bông gạc thấm nước muối để rửa răng miệng cho con vì sẽ dễ gây chạm, vỡ các nốt phỏng, nguy cơ vết loét càng thêm nghiêm trọng.
- Cách vệ sinh miệng tốt nhất: cho con súc miệng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
2. Dinh dưỡng
- Khi bị bệnh, các con đều rất biếng ăn, thậm chí có thể không ăn gì do các vết loét trong niêm mạc miệng gây ra nhiều đau đớn.
- Vì vậy, cần ưu tiên các loại thức ăn mềm, mát lạnh, nhằm tạo ra cảm giác dễ chịu, chẳng hạn như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai,...
- Nếu con còn bú sữa mẹ, cần tiếp tục cho con bú, vệ sinh răng miệng đầy đủ, nghỉ ngơi và tránh kích thích.
3. Vệ sinh da
- Vệ sinh da là bước cần thiết để tránh bội nhiễm vi khuẩn cho con. Các em có thể tắm cho con bằng các loại thuốc nước có tính sát trùng nhẹ, như nước lá chè, lá chân vịt...
- Sử dụng dung dịch Betadin bôi và rửa các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
Nếu con sốt, dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol theo hướng dẫn trên tờ thông tin thuốc. Chỉ sử dụng thuốc khi con sốt từ 38,5 độ C trở lên, kết hợp lau mát 2 bên hõm nách và bẹn để hạ nhiệt.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy sau khi dùng thuốc, tình trạng của con vẫn không thuyên giảm mà liên tục kéo dài thì rất có thể là dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng, cần đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
3 bình luận
Mới nhất
Cảm ơn bạn đã chia sẻ
cảm ơn mom nhé
Rất hữu ích, cảm ơn bạn chia sẻ