🔥 Bài đăng hot nhất

Bị mèo cắn chảy máu ít có sao không?

Virus lây bệnh dại cũng tồn tại trong nước bọt của mèo. Vậy khi bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không? Bị mèo cắn chảy máu ít có sao không?? Giải đáp trong bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Bệnh dại là một trong những bệnh từ chó mèo lây sang người. Bị chó cắn hay mèo cắn đều có nguy cơ mắc bệnh dại nếu con vật đó chưa được tiêm phòng. Đây là bệnh phổ biến và cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong sau khi lên cơn dại là 100%. Mặc dù mèo có nguy cơ mắc bệnh dại ít hơn chó nhưng bạn cũng không nên chủ quan khi bị mèo cắn chảy máu.

Bị mèo cắn chảy máu ít có sao không?

Mèo là vật nuôi dễ thương và rất gần gũi với con người. Đôi khi, chúng có thể cào xước da hoặc cắn chảy máu trong lúc nô đùa với chủ nhân. Trường hợp bị mèo cắn chảy máu ít gặp hơn bị chó cắn. Bởi loài chó có tính canh giữ, sủa và cắn khi gặp người lạ trong khi mèo thường chạy đi chỗ khác. Nếu chẳng may bị mèo cắn thì có sao không? Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không?

Mèo cắn chảy máu hay chỉ trầy xước da cũng tiềm ẩn một số nguy cơ dưới đây.

Nhiễm trùng vết thương

Mèo là động vật ăn thịt, chúng thường ăn chuột sống nên miệng của nó chứa nhiều mầm bệnh. Ngoài ra, mèo còn có thói quen liếm lông, chân và hậu môn nên trong nước bọt bọt của nó chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, nếm men. Thông qua tiếp xúc ở vết cắn bị chảy máu, những nguồn lây bệnh kể trên có thể gây nhiễm trùng tại chỗ và biến chứng nhiễm trùng máu.

Nhiễm trùng uốn ván

Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong đất, cát, gỉ sét, cống rãnh, phân gia cầm... Thông qua tiếp xúc vào vết thương hở, nó gây nhiễm trùng cấp tính còn gọi là bệnh uốn ván. Mèo nuôi ở quê hoặc môi trường tiếp xúc nhiều với đất, cát có thể dính khuẩn uốn ván vào móng chân. Nó có thói quen liếm chân nên dễ bị chứa vi khuẩn trong nước bọt, khi cắn người tiềm ẩn nguy cơ gây uốn ván.

Nguy cơ mắc bệnh dại

Theo thống kê, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có 70 người tử vong vì bệnh dại. Virus gây bệnh dại trú ngụ trong nước bọt của chó, mèo mắc bệnh này. Mèo dại cắn chảy máu có thể lây truyền virus sang người. Tùy vào lượng virus, vị trí vết cắn mà thời gian ủ bệnh từ 1 tuần hoặc 1 năm. Bệnh dại được xem như “bản án” tử hình vì chưa có thuốc chữa, tỷ lệ tử vong lên tới 100%.

Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không?

Mèo cắn cũng nguy hiểm như bị chó cắn nhưng ít gặp hơn. Theo thống kê, 95 - 98% các trường hợp mắc bệnh dại là do lây từ chó sang người. Tỷ lệ mắc bệnh dạido mèo cắn chỉ chiếm khoảng 2 - 5%. Chính vì mèo dại không phổ biến như chó dại nên nhiều người còn chủ quan khi bị mèo cắn. Kế hoạch tiêm phòng dại cho vật nuôi ở các địa phương cũng chỉ triển khai trên loài chó.

Có cần tiêm phòng dại khi bị mèo cắn chảy máu không? Theo khuyến cáo, bạn nên tiêm vacxin và huyết thanh phòng bệnh dại trong những trường hợp sau:

  • Theo dõi và phát hiện con mèo cắn bạn có dấu hiệu của bệnh dại như: Hung dữ, mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi hoặc tê liệt cơ thể, bỏ ăn, trốn vào góc tối và chết trong 7 - 10 ngày sau khi cắn người.
  • Vị trí bị mèo cắn nằm gần các khu vực tập trung nhiều dây thần kinh như: Cổ, mặt, đầu, ngón chân, ngón tay, bộ phận sinh dục. Ở khoảng cách gần, virus sẽ nhanh chóng di chuyển và phá hủy dây thần kinh.
  • Nên tiêm phòng dại nếu bị mèo cắn nhiều vết và các vết cắn sâu, chảy nhiều máu. Tổn thương này cho thấy mèo rất hung dữ, tấn công mạnh bạo là một trong những biểu hiện của bệnh dại.
  • Bị mèo hoang cắn, không thể bắt nhốt, không theo dõi được mèo sau khi bị cắn hoặc con mèo đó bị giết thịt, bị đánh chết.

Tiêm vacxin kết hợp huyết thanh phòng dại có thể ngăn chặn gần như 100% nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ mèo sang người. Không chỉ với các vết cắn chảy máu, nếu bị mèo dại cào trầy xước da cũng cần tiêm phòng kịp thời. Thời điểm tiêm tốt nhất là trong vòng 24 - 48 giờ đầu sau khi bị mèo cắn.

Sơ cứu như thế nào khi bị mèo cắn chảy máu?

Nguy cơ nhiễm dại phụ thuộc vào lượng virus trong nước bọt của mèo, sát khuẩn kịp thời hay không, con mèo đó đã được tiêm phòng dại hay chưa… Sau khi bị mèo cắn, nếu có thể thì bạn tìm cách bắt nhốt con mèo đó lại để tiện theo dõi. Tiếp đó, bạn cần sơ cứu vết cắn để giảm nguy cơ lây bệnh và tránh nhiễm trùng. Cách xử lý khi bị mèo cắn cũng tương tự như sơ cứu khi bị chó cắn:

  • Rửa bằng xà phòng: Rửa chỗ bị mèo cắn ở dưới vòi nước chảy mạnh, nước ấm càng tốt. Dùng xà phòng rửa nhẹ nhàng trong 10 - 15 phút, không chà xát mạnh.
  • Sát trùng vết thương: Rửa vùng da bị mèo cắn bằng dung dịch sát trùng hoặc cồn 70 độ, cồn Povidone -Iodine, cồn i-ốt.
  • Băng bó vết thương: Dùng băng vô trùng quấn kín vết thương để tránh bị dính bụi bẩn, môi trường ô nhiễm. Lưu ý không quấn quá chặt.
  • Giữ gìn vệ sinh: Bảo vệ vết thương bằng cách giữ khô ráo, vệ sinh hàng ngày bằng cồn sát trùng, không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Cân nhắc việc đắp lá chữa chó dại cắn theo mẹo dân gian. Nếu không cẩn thận, việc đắp lá sẽ khiến cho vết thương bị mưng mủ, nhiễm trùng. Trong quá trình chăm sóc vết thương, cần lưu ý nếu thấy sưng đau tăng dần, chảy nhiều mủ thì cần đến bác sĩ thăm khám đề phòng nhiễm trùng.
  • Trường hợp chưa tiêm phòng trong 24 - 48 giờ sau khi bị mèo cắn, bạn cần theo dõi sát sao biểu hiện của mèo. Nếu thấy mèo có triệu chứng của bệnh dại hoặc bị chết, bạn nên đi tiêm phòng sớm nhất có thể và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Trên đây là giải đáp Bị mèo cắn chảy máu ít có sao không?. Nguy cơ lây bệnh dại từ mèo sang người rất khó lường. Để an tâm nhất thì tiêm vacxin và huyết thanh phòng dại vẫn là việc làm cần thiết.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
80
2
3

3 bình luận

Tiêm càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe

1 năm trước
Thích
Trả lời

Không nên chủ quan nha cả nhà

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn kiến thúc bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!