Sùi mào gà là một loại bệnh xã hội khá phổ biến và thường chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Một câu hỏi thường gặp là liệu sùi mào gà có lây q
... Xem thêmBị chó cắn nên làm điều này ngay tức khắc nếu không muốn bị nhiễm virut dại
Theo các chuyên gia y tế, khi bị chó cắn, bạn cần bình tĩnh làm theo những bước sau:
Bước 1: Rửa sạch và khử trùng vết thương
- Tìm ngay một vòi nước gần nhất để rửa sạch vết máu và vết thương bên ngoài da nhằm làm giảm lượng virus, vi khuẩn và các mầm mống gây nhiễm trùng khác tiềm ẩn trong vết cắn.
- Rửa và xối vết thương bằng xà phòng và nước liên tục trong 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, hãy rửa bằng nước. Đây là cách sơ cứu hiệu quả nhất đối với việc phòng chống nguy cơ mắc bệnh bệnh dại.
- Dùng bông y tế thấm cồn 70 độ hoặc oxy già, povidone, iodine để sát trùng vết thương nhằm loại bỏ tối đa vi trùng xung quanh vết thương.
Bước 2: Cầm máu và băng bó
Sau khi rửa sạch và khử trùng vết thương, lúc này, bạn vẫn chưa cần quan tâm đến vấn đề bị chó cắn không nên ăn gì, mà cần tiến hành cầm máu và băng bó vết chó cắn.
Thông thường, sau khi khử trùng, vết thương sẽ ngừng chảy máu. Nhưng nếu sau 15 phút mà vết thương vẫn chảy máu thì cần dùng băng gạc y tế để cầm máu.
- Đặt miếng gạc lên vết chó cắn và ấn giữ miếng gạc để tạo áp lực có thể giúp máu ngưng chảy và đông lại.
- Nếu máu vẫn chảy nhiều, phun thành tia thì dùng thun garo buộc quanh vết thương để giảm lưu lượng máu đổ về vết thương, sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh để mất máu quá nhiều.
Bước 3: Tiêm vắc xin phòng bệnh dại và uốn ván kịp thời
Sau khi bị chó cắn và sơ cứu vết thương, bạn nên đến các cơ sở chuyên tiêm phòng để được chủng ngừa bệnh dại và uốn ván. Đừng quên sau khi chủng ngừa đầy đủ cần lưu ý vấn đề bị chó cắn không nên ăn gì để hạn chế tối đa tác dụng phụ do vắc xin gây ra.
- Vắc xin ngừa bệnh uốn ván nên được tiêm phòng khi cần thiết, nhất là trong trường hợp bạn chưa từng hoặc đã lâu không tiêm ngừa uốn ván.
- Bạn cũng nên theo dõi tình trạng của con chó đã cắn bạn, sau đó báo với bác sĩ để có được chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Dưới đây là một số lưu ý cấp thiết khi bị chó cắn, vui lòng truy cập vào đường link bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết nhé!
https://hellobacsi.com/benh-truyen-nhiem/benh-truyen-nhiem-khac/bi-cho-can-khong-nen-an-gi/
--------------------------
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY
3 bình luận
Mới nhất
Thông tin rất hữu ích ạ..cám ơn ad đã chia sẻ
Cảm ơn ad chia sẻ ạ
cảm ơn ad chia sẻ, lưu lại khi cần ạ