🔥 Bài đăng hot nhất

Bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm có sao không?

Trong cuộc sống hàng ngày, không ít người gặp phải tình huống bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm. Liệu tình huống này có nguy hiểm hay không và có cần đi tiêm phòng không? Hãy cùng tham khảo những ý kiến của chuyên gia sau đây.


Chó là vật nuôi phổ biến và quen thuộc trong nhiều gia đình. Do đó, chúng ta thường không tránh khỏi những lúc bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm do chó nô đùa hoặc giỡn quá đà. Vậy lúc này chúng ta có cần đi tiêm phòng không, liệu có bị nhiễm căn bệnh có thể lây từ chó sang người hay không? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.


Những nguy cơ khi bị chó cắn


Chó cắn không chỉ khiến con người có cảm giác khó chịu, đau rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Chưa nói đến những bệnh đặc biệt nguy hiểm khác, chỉ riêng nước dãi của chó đã chứa rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh mà khi ở cự ly tiếp xúc gần với con người, nó có thể khiến chúng ta bị lây nhiễm. Tuy nhiên, vì đây là thú cưng được yêu thích nên không ít người đã chủ quan và vẫn vô tư nô đùa cùng chó.


Ở một tình huống nguy hiểm hơn, chú chó đó có thể nhiễm bệnh dại - một căn bệnh hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và là ám ảnh với nhân loại. Bệnh này do một loại vi rút dại gây nên, có thể lây sang người. Cả động vật và người khi đã phát tác bệnh tình thì đứng trước nguy cơ tử vong rất cao.


Trong khi đó, việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh dại cho chó không phải gia đình nào cũng thực hiện theo đúng quy định. Thậm chí có nhiều gia đình chỉ tiêm vắc xin cho những giống chó to, chó cảnh đắt tiền còn chó ta hoặc chó con thì lại không. Đây là quan niệm sai lầm, tâm lý chủ quan khiến không ít trường hợp bị chó cắn gây bệnh dại ở người, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Do đó, mọi vết cắn do chó gây ra đều phải được xem xét thận trọng, kể cả vết thương bị chó cắn xước nhẹ không chảy máu. Trên thực tế, không ít trường hợp con người mắc bệnh dại và tử vong không lâu sau khi bị chó cắn, chủ quan không đi tiêm phòng kịp thời. Do đó, nếu không may gặp phải trường hợp này, bạn không nên chủ quan mà cần dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân và chính cá thể chó đã cắn bạn để có phương hướng xử lý kịp thời.


Vậy chó cắn bầm tím không chảy máu có sao không, có cần phải đến các cơ sở y tế ngay để tiêm phòng hay điều trị gì không?


Một số quan niệm cho rằng khi không chảy máu, chỉ bầm da tức là vi rút không thể xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây hại cho con người. Nhất là khi bị chó nhà cắn, nhiều người thường rất chủ quan và nghĩ rằng không quá nguy hiểm như với chó hoang. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, ngay cả khi không bị chảy máu, việc chó tiếp xúc với da người cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi vi khuẩn có trong nước dãi của chó vẫn có khả năng tấn công cơ thể, nhất là khi cá thể chó đó đã bị nhiễm bệnh dại.


Do đó, nếu vị trí chó cắn ở xa thần kinh trung ương, đồng thời chó đã được tiêm phòng trước đó, bạn có thể yên tâm tự theo dõi tình hình tại nhà và báo ngay cho bác sĩ khi sức khỏe có dấu hiệu bất thường. Trong trường hợp bạn bị chó hoang cắn, vết cắn ở nhiều chỗ trên cơ thể hoặc gần thần kinh trung ương, kể cả khi bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm bạn cũng nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn phương án xử lý kịp thời. Bởi lúc này, bạn sẽ không biết được chắc chắn chó có nhiễm dại hay không và vị trí cắn gần thần kinh trung ương sẽ có tiềm ẩn nguy cơ như thế nào.


Làm gì khi bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm?

Khi bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm, bạn tuyệt đối không được chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng. Theo các bác sĩ, khi gặp tình huống này, bạn cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau đây:


Bước 1: Nhanh chóng sơ cứu tại nhà

Khi bị chó cắn, việc đầu tiên bạn cần thực hiện ngay là rửa thật kỹ vết cắn bằng xà phòng dưới vòi nước khoảng 5 phút, sau đó dùng dụng cụ rửa vết thương tại nhà để tiến hành sát trùng nhằm làm giảm tối đa lượng vi rút lưu lại tại vị trí vết cắn. Bạn lưu ý rửa nhẹ tay để không làm vết cắn xây xước dẫn đến nhiễm trùng, đồng thời không tạo cảm giác đau đớn, khó chịu cho chính bản thân.


Bước 2: Theo dõi sức khỏe của bản thân và chó đã cắn bạn


Sau khi đã sơ cứu chó cắn tại nhà, liệu có cần đến cơ sở y tế để tiêm phòng hay không? Điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau: Sức khỏe của bản thân và chính cá thể chó đã cắn bạn, chó đã được tiêm phòng dại hay chưa. Nếu là chó nhà đã tiêm phòng dại, bạn có thể tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, nếu trong vài giờ hoặc vài ngày sau đó, bạn cảm thấy sốt, mệt mỏi hoặc chó có biểu hiện bỏ ăn, hay gầm gừ, chảy nhiều dãi, đi lang thang… thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn hướng xử lý kịp thời.


Trong trường hợp chó cắn bạn là chó hoang hoặc có biểu hiện phát bệnh dại, dù vết cắn chỉ bầm nhẹ không chảy máu, bạn cũng cần được tiêm phòng ngay để phòng biến chứng xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Tình huống này bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất, khai báo lịch sử dịch tễ để được tiêm phòng càng sớm càng tốt.


Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm có sao không cũng như có phương án xử lý hiệu quả, đúng cách. Ngoài ra, để phòng ngừa chó cắn dẫn đến bầm tím, bạn nên hạn chế nô đùa hoặc giỡn quá mức với chó, nên từ bỏ thói quen ngủ cùng thú cưng nhằm hạn chế các tình huống rủi ro nhé!


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
28
2
2

2 bình luận

Anh họ mình vừa bị chó cắn, mà con chó bị xe tông chết ngay lúc đó nên giờ phải tiêm huyết thanh

1 năm trước
Thích
Trả lời

cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!