🔥 Bài đăng hot nhất

Bị chó cắn đắp lá ớt, cách làm sai tuyệt đối không nên làm theo

Bị chó cắn đắp lá ớt, bột ớt, hành hút chất độc khi chó cắn, cách làm sai bét chớ thực hiện theo.

Dân gian hay truyền nhau các bài thuốc dân gian điều trị khi bị chó cắn là bị chó cắn đắp lá ớt, hoặc là dùng hành tím và ớt buộc vào vết thương là hút được hết chất độc ra khỏi cơ thể. Đây là hiểu nhầm tai hại có thể khiến cho virus dại thâm nhập vào cơ thể.

Xử lý vết thương khi bị chó cắn hoặc mèo cắn

Cách tốt để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dạixử lý vết chó cắn, mèo cắn là làm sạch vết thương và thực hiện tiêm phòng ngay lập tức.

Nếu một người mới bị lây vết cắn động vật thì cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

  • Rửa ngay vết thương cần với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa tạm vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod hoặc những thuốc tương tự (nếu có).
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để thăm khám tình trạng và điều trị càng sớm càng tốt.

Đối với vết cắn của động vật, tuyệt đối tránh:

  • Để các chất kích thích như lá ớt, ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm dây vào vết thương.
  • Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vết thương vì có thể khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn.

Hãy đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị bất kỳ loài động vật nào cắn, kể cả vật nuôi. Dựa trên điều kiện và tình trạng vết cắn, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu có nên cho bạn tiêm vắc-xin ngừa dại hay không.

Ngoài ra, người bị cắn phải theo dõi trong khoảng 15 ngày. Nếu chó có các dấu hiệu bất thường, phát dại phải đi tiêm vắc xin ngay. Nếu chó vẫn bình thường thì không lo bệnh dại. Trong trường hợp chó vẫn bình thường, không nên quá lo lắng.

Theo lời khuyên của bác sĩ, mọi người tuyêt đối không nghe theo những cách truyền tai bị chó cắn đắp lá ớt, đắp lá, đắp ớt hay hành mà có thể loại bỏ hay hút được chất độc. Sau khi bị chó cắn, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc với nước sạch trong vòng 15 phút, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn iôt hoặc povidone - iodine (nếu có).


Mùa hè cũng là thời điểm thuận lợi cho bệnh dại. Ngoài việc cẩn thận khi đi lại, tiếp xúc với chó mèo thì các gia đình nuôi các con vật này cũng phải chú ý rọ mõm khi đưa chó ra đường, tiêm phòng đầy đủ hằng năm. Khi chó mèo có các dấu hiệu bất thường như hung dữ, cắn người phải nhốt lại để kiểm tra, xem xét.

Vắc xin phòng bệnh dại là an toàn với mọi người. Với phụ nữ có thai, nếu phải tiêm phòng dại cần có sự tư vấn cụ thể, cẩn thận của bác sĩ.

3
1.9k
2 Bình luận

2 bình luận

Bị chó dại cắn mà không bị chảy máu có sao không

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Nhờ hồi xưa bị chó cắn người ta còn lấy hột cà na để hút độc ra nữa đó.

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!