🔥 Bài đăng hot nhất

Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không?

‘Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không’ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là căn bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm cao, qua nhiều đường khác nhau. Cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề sùi mào gà có lây qua nước bọt không và cách phòng tránh bệnh như thế nào nhé.

Sùi mào gà có lây qua nước bọt không?

Sùi mào gà do virus HPV gây ra. Khi một người nhiễm bệnh, trên da, trong máu, dịch nhầy, và nước bọt của họ có chứa virus HPV. Vì vậy, sùi mào gà có khả năng cao lây qua nước bọt.

Những đường lây nhiễm của sùi mào gà qua nước bọt

1. Do quan hệ tình dục bằng miệng

Quan hệ tình dục bằng miệng là lý do chính dẫn đến nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà qua nước bọt. Nếu quan hệ bằng miệng với người nhiễm bệnh, virus HPV trong dư ơng vật hoặc âm đạo có thể lây qua nước bọt.

Lúc này, nếu mắc sùi mào gà do lây từ nước bọt, trong miệng người bệnh có thể xuất hiện các nốt u sùi. Những nốt này thường mọc tại khu vực môi, lưỡi, có cảm giác ngứa, đau rát, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

2. Do hôn môi

Nếu hôn môi với người bệnh, lúc này, miệng và lưỡi của bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với nước bọt có chứa virus HPV. Đây là điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là phần miệng.

Đối với những người đang mắc các tình trạng liên quan đến răng miệng, như viêm lợi, môi khô, nứt nẻ, lúc này, khả năng mắc sùi mào gà lây từ nước bọt càng cao hơn.

3. Do sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh

Virus HPV có khả năng tồn tại trong môi trường ẩm ướt. Khi một người mắc sùi mào gà, trong các vật dụng cá nhân của họ như khăn mặt, khăn tắm, quần áo, nội y, bàn chải đánh răng, bồn cầu, tô chén, và muỗng đũa, có thể chứa virus.

Lúc này, nếu cùng sử dụng những vật dụng này, mọi người có nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà, đặc biệt với những ai có hệ miễn dịch yếu.

4. Do ăn uống chung với người bệnh

Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống vì nước bọt của người bệnh có thể dính vào đũa, muỗng, ly, chén…

Nếu trong nhà có người bệnh, việc ăn uống, sinh hoạt thế nào để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh là vấn đề được quan tâm. Thật ra sùi mào gà có lây qua nước bọt không, đặc biệt là khi ăn uống chung với người bệnh?

Thực tế, vẫn có khả năng người khoẻ mạnh bị lây nhiễm sùi mào gà do ăn uống cùng người bệnh. Đặc biệt, đối với những ai bị tổn thương niêm mạc miệng hoặc niêm mạc đường tiêu hoá, nguy cơ nhiễm sùi mào gà do cùng ăn uống càng cao hơn.

Khi ăn uống chung với người bệnh, nước bọt của họ có thể dính vào đũa, muỗng, miệng ly… Lúc này, virus sẽ có điều kiện đi vào thức ăn, xâm nhập vào cơ thể người khoẻ mạnh.

Triệu chứng khi bị sùi mào gà lây qua nước bọt

Khi vừa nhiễm virus HPV, cơ thể vẫn chưa xuất hiện những triệu chứng sùi mào gà cụ thể. Giai đoạn ủ bệnh này thường kéo dài từ 2 đến 9 tháng. Tuỳ theo cơ địa mỗi người, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng khi bệnh bước sang giai đoạn phát triển, bao gồm:

  • Giai đoạn đầu: Xuất hiện những nốt sùi nhỏ, từ 1-2mm, chủ yếu tập trung tại miệng, lưỡi, và môi. Chúng mọc đơn lẻ, có màu hồng tươi, mềm, và không gây đau, ngứa.
  • Giai đoạn 2: Nốt sùi phát triển về số lượng và kích thước, liên kết thành từng mảng, và có hình dáng như mào gà hoặc bông súp lơ. Lúc này, những nốt sùi dễ trầy, xước hoặc vỡ, bên trong có dịch mủ, máu, và mùi hôi.
  • Giai đoạn 3: Xảy ra tình trạng viêm loét, chảy máu, mủ, và miệng có mùi hôi. Cảm thấy đau, rát quanh khu vực miệng, lưỡi. Họng sưng đỏ, gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp, và sinh hoạt thường ngày.

Sùi mào gà lây qua nước bọt có nguy hiểm không?

Sùi mào gà có khả năng lây nhiễm nhanh, chưa có thuốc đặc trị. Việc sùi mào gà có lây qua nước bọt không, và độ nguy hiểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Khi lây qua nước bọt, virus HPV sẽ xâm nhập, tạo thành những nốt sùi trong khoang miệng.

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, những nốt sùi này còn gây đau rát, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, giao tiếp, và sinh hoạt thường ngày. Nếu tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng , những nốt sùi có thể có mủ, vỡ ra gây lở loét, chảy máu, và hôi miệng.

Cách phòng chống nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà từ nước bọt

1. Không quan hệ bằng miệng với người nhiễm sùi mào gà

Quan hệ tình dục là đường lây nhiễm chính của sùi mào gà. Để hạn chế việc lây nhiễm sùi mào gà qua nước bọt, mọi người tuyệt đối không quan hệ, đặc biệt bằng miệng, với người bệnh.

Mọi người cần giữ lối sống sinh hoạt lành mạnh, không có nhiều bạn tình để đảm bảo an toàn. Nên sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ để hạn chế sự lây nhiễm của virus HPV.

2. Không dùng chung đồ dùng cá nhân

Khi một người nhiễm sùi mào gà, trong vật dụng cá nhân của họ thường sẽ dính virus. Nếu sử dụng chung, mọi người có thể nhiễm virus, gây ra bệnh sùi mào gà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.

Đối với đồ dùng của người nhiễm bệnh, mọi người cần vệ sinh kỹ lưỡng bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Nên chuẩn bị riêng bộ đồ dùng (chén, đũa, ly, muỗng, khăn mặt, khăn tắm…) nếu bắt buộc phải ở chung nhà với người nhiễm sùi mào gà.

3. Trang bị kiến thức cần thiết

Sùi mào gà là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Mọi người cần trang bị những kiến thức cơ bản, ví dụ như sùi mào gà có lây qua nước bọt không, đường lây chính, dấu hiệu bệnh…

Điều này giúp mọi người biết được đường lây nhiễm của bệnh, cũng như nhận ra các dấu hiệu nếu nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời tiếp nhận điều trị.

4. Tiêm phòng vaccine HPV

Tiêm vaccine HPV là cách chủ động bảo vệ bản thân trước những nguy cơ gây bệnh.

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại vaccine HPV được sử dụng, bao gồm Gardasil và Cervarix. Đây là vaccine có cơ chế phòng ngừa virus HPV, dành cho đối tượng từ 9 đến 26 tuổi, bất luận từng quan hệ tình dục hay chưa, với khả năng bảo vệ kéo dài đến 30 năm.

5. Chủ động kiểm tra sức khoẻ định kỳ

Chủ động kiểm tra sức khoẻ định kỳ giúp mọi người có thể biết được tình trạng bản thân, kịp thời tiếp nhận điều trị nếu có vấn đề. Đặc biệt, những ai có đời sống tình dục không lành mạnh (quan hệ bằng miệng, không sử dụng bao cao su, có nhiều bạn tình…) là nhóm đối tượng nên thực hiện kiểm tra định kỳ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi "Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không?" . Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết để hiểu rõ hơn về bệnh và có những biện pháp bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh .

Cách phòng chống nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà từ nước bọt

1. Không quan hệ bằng miệng với người nhiễm sùi mào gà

Quan hệ tình dục là đường lây nhiễm chính của sùi mào gà. Để hạn chế việc lây nhiễm sùi mào gà qua nước bọt, mọi người tuyệt đối không quan hệ, đặc biệt bằng miệng, với người bệnh.

Mọi người cần giữ lối sống sinh hoạt lành mạnh, không có nhiều bạn tình để đảm bảo an toàn. Nên sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ để hạn chế sự lây nhiễm của virus HPV.

2. Không dùng chung đồ dùng cá nhân

Khi một người nhiễm sùi mào gà, trong vật dụng cá nhân của họ thường sẽ dính virus. Nếu sử dụng chung, mọi người có thể nhiễm virus, gây ra bệnh sùi mào gà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.

Đối với đồ dùng của người nhiễm bệnh, mọi người cần vệ sinh kỹ lưỡng bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Nên chuẩn bị riêng bộ đồ dùng (chén, đũa, ly, muỗng, khăn mặt, khăn tắm…) nếu bắt buộc phải ở chung nhà với người nhiễm sùi mào gà.

3. Trang bị kiến thức cần thiết

Sùi mào gà là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Mọi người cần trang bị những kiến thức cơ bản, ví dụ như sùi mào gà có lây qua nước bọt không, đường lây chính, dấu hiệu bệnh…

Điều này giúp mọi người biết được đường lây nhiễm của bệnh, cũng như nhận ra các dấu hiệu nếu nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời tiếp nhận điều trị.

4. Tiêm phòng vaccine HPV

Tiêm vaccine HPV là cách chủ động bảo vệ bản thân trước những nguy cơ gây bệnh.

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại vaccine HPV được sử dụng, bao gồm Gardasil và Cervarix. Đây là vaccine có cơ chế phòng ngừa virus HPV, dành cho đối tượng từ 9 đến 26 tuổi, bất luận từng quan hệ tình dục hay chưa, với khả năng bảo vệ kéo dài đến 30 năm.

5. Chủ động kiểm tra sức khoẻ định kỳ

Chủ động kiểm tra sức khoẻ định kỳ giúp mọi người có thể biết được tình trạng bản thân, kịp thời tiếp nhận điều trị nếu có vấn đề. Đặc biệt, những ai có đời sống tình dục không lành mạnh (quan hệ bằng miệng, không sử dụng bao cao su, có nhiều bạn tình…) là nhóm đối tượng nên thực hiện kiểm tra định kỳ.

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không?Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
18
7
7

7 bình luận

thế nên bị bệnh này cần phải kiêng để giữ sức khoẻ cho người khác

16 giờ trước
Thích
Trả lời

có lây qua nước bọt thì mới bị ở miệng chứ

16 giờ trước
Thích
Trả lời

Bài chia sẻ hay và bổ ích quá ạ!

2 ngày trước
Thích
Trả lời

bệnh sùi mào gà khó chữa nữa, nên dù hôn người bị bệnh là cũng nhiễm bệnh luôn đấy

1 tuần trước
Thích
Trả lời

vậy là hôn cũng có thể lây sùi mào gà luôn á

2 tuần trước
Thích
Trả lời

Tiêm vaccine HPV là cách chủ động bảo vệ bản thân trước những nguy cơ gây bệnh.

1 tháng trước
Thích
Trả lời

sùi mào gà có khả năng cao lây qua nước bọt.

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!