Cho em hỏi vết thương này có phải bị nhiễm trùng không ạ
Bệnh kawasaki có lây không?
Bệnh Kawasaki có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Để trả lời thắc mắc này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh Kawasaki nhé.
Bệnh Kawasaki là bệnh gì?
Hội chứng Kawasaki chính là bệnh viêm mạch máu, thường xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ. Đây là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các mạch máu trong toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm sốt, phát ban, đỏ mắt, vùng miệng có màng nhầy, môi và cổ họng bị kích ứng; sưng hạch bạch huyết cổ; sưng tấy bàn tay, bàn chân.
Bệnh kawasaki có thể bộc phát ở một vị trí nhất định nào đó hoặc có thể theo từng cụm. Mùa đông - xuân chính là thời điểm bệnh bùng phát mạnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh kawasaki
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh Kawasaki vẫn còn còn là một dấu hỏi chấm. Có nhiều giả thuyết được các nhà khoa học đặt ra, nhưng lại chưa thực sự đầy đủ cơ sở, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân gây bệnh Kawasaki ở trẻ được khá nhiều chuyên gia đưa ra. Khả năng rất cao, bệnh này khởi phát là do các tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, virus.
- Di truyền: Dựa trên dịch tễ học, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, người Nhật và người gốc Á chính là những nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki rất cao. Bởi vậy, họ cho rằng, bệnh này có thể có sự liên quan giữa các yếu tố di truyền.
Trẻ sẽ có những triệu chứng gì ???
- Bệnh Kawasaki thường gây ra các triệu chứng sau:Sốt cao 39-40 độ, kéo dài trên 5 ngày.
- Kết mạc mắt sung huyết, đỏ
- Môi, miệng, lưỡi sưng đỏ
- Bàn tay và bàn chân xuất hiện ban đỏ
- Bong tróc da ở đầu ngón tay,ngón chân khi không được điều trị
- Phát ban trên cơ thể
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Môi đỏ, lưỡi đỏ như trái dâu tây
- Viêm loét họng
- Nổi hạch ở cổ
Bệnh Kawasaki có lây nhiễm hay không ???
Kawasaki không phải là một bệnh lây. Nó không thể lây từ trẻ này sang trẻ khác. Cũng rất hiếm trường hợp cả 2 trẻ trong một gia đình cũng mắc bệnh Kawasaki.
Nếu không được điều trị, cứ 5 trẻ mắc bệnh Kawasaki sẽ có 1 trẻ bị các tổn thương mạch vành. Đối với hầu hết trẻ mắc bệnh, tổn thương này thường nhỏ và không kéo dài. Tuy nhiên ở một số trẻ, tổn thương có thể tồn tại cho tới khi trẻ trưởng thành, khiến cho thành động mạch vành trở nên yếu và hình thành túi phình động mạch. Các túi phình động mạch này rất nguy hiểm, chúng có thể cản trở máu chảy tới các cơ tim.
Biến chứng bệnh Kawasaki
Kawasaki là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tim mạch ở trẻ em. Trung bình, cứ khoảng một trong năm trẻ mắc bệnh này sẽ có biến chứng về tim mạch, chẳng hạn như:
- Viêm cơ tim.
- Vấn đề van tim, trong đó chủ yếu là hở van 2 lá.
- Nhịp tim bất thường.
- Viêm mạch máu, nhất là tại các động mạch vành cung cấp máu cho tim.
Bất kỳ các biến chứng nào vừa kể trên đều có thể gây ra sự cố tim. Trong đó, viêm động mạch vành là nguy hiểm nhất. Bởi nó có thể dẫn đến chứng phình động mạch vành, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Hệ quả là người bệnh bị đau tim hoặc gây chảy máu nội bộ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em
Nguyên tắc điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em là:
- Điều trị triệu chứng bệnh để hạ sốt, giảm viêm nhiễm, ngăn chặn suy tim.
- Phòng ngừa và điều trị những biến chứng cho bệnh gây ram nhất là viêm động mạch vành.
Để giảm nguy cơ biến chứng, người bệnh Kawasaki cần được điều trị càng sớm càng tốt sau khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng và trong khi vẫn bị sốt. Các bác sĩ cũng lưu ý, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện để giảm thiểu đáng kể các rủi ro ngoài ý muốn.
Phương pháp phòng ngừa bệnh Kawasaki ở trẻ em hiệu quả
Bệnh Kawasaki không thể phòng ngừa được. Trẻ em có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 6 đến 8 tuần nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhưng các biến chứng có thể xảy ra. Do đó, cần phải bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện ra bệnh.
Một số lưu ý khi trẻ bị bệnh kawasaki
Khi trẻ bị bệnh kawasaki, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi mắc hội chứng kawasaki, trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng -1 năm để phòng ngừa biến chứng về tim mạch.
- Cho trẻ sử dụng thuốc điều trị bệnh đúng thời gian và liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
- Sau khi trẻ sử dụng globulin miễn dịch, tuyệt đối không tiêm vacxin cho trẻ (ngoại trừ vacxin cúm) trong khoảng 3 tháng tiếp theo. Bởi việc tiêm vacxin quá sớm có thể làm giảm hiệu lực của vacxin.
- Nếu trẻ đang uống thuốc aspirin thì nên tránh tối đa các nguy cơ khiến trẻ bị mắc bệnh thủy đậu. Bởi aspirin khi kết hợp với virus gây ra các bệnh này có thể dẫn đến hội chứng Reye rất nguy hiểm.
- Tăng cường bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ tim mạch
- Cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
- Hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim mạch cho trẻ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu trẻ bị sốt kéo dài hơn 3 ngày, hãy liên hệ với bác sĩ để được theo dõi tình trạng của trẻ. Điều trị bệnh Kawasaki sớm trong vòng 10 ngày kể từ khi bệnh bắt đầu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tổn thương lâu dài đối với các động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Trên đây là thông tin về bệnh Kawasaki và bệnh kawasaki có lây không?, hi vọng bài viết hữu ích với mọi người
0 bình luận
Mới nhất