🔥 Bài đăng hot nhất

bệnh hô hấp

cả năm trời ngày nào đi ra đường cũng gặp khói thuốc,tiếp xúc khoảng 20p mỗi ngày thì có sao không ạ?Mỗi lần đi qua em cố nhịn thở mà chả biết tiếp xúc nhiều vậy hệ hô hấp có sao không nữa

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
16
2
5

5 bình luận

Chào bạn!

Khi bạn ra đường tham gia giao thông, hệ hô hấp sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi khói bụi từ phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, nếu hít thêm khói thuốc lá sẽ làm tăng thêm tác hại đối với hệ hô hấp, tác hại có thể là viêm đường hô hấp cấp tính hoặc mãn tính, hen phế quản, lâu dài có thể ung thư phổi, phế quản...

Để hạn chế tác hại của khói bụi, bao gồm cả khói thuốc, khi tham gia giao thông hãy mang khẩu trang, thực hiện lối sống lành mạnh để có sức đề kháng tốt với môi trường ô nhiễm.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những vấn đề về đường hô hấp, có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chúc bạn chăm sóc sức khỏe bản thân tốt!

1 năm trước
Thích
Trả lời

hoi to mò xíu hỏi cv của bạn là gì thế ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Huỳnh Tuệ Nghi

em công nhân ơ khu xây dựng thôi ạ,nên rất hay nhiễm khói thuốc và bụi bẩn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Tránh được càng nhiều càng tốt, đeo khẩu trang vào bạn ạ, hút khói thuốc khói bụi nhiều thì tất nhiên sẽ không tốt rồi

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tình trạng tiếp xúc với khói thuốc và các tác nhân gây hại khác có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn. Khói thuốc chứa nhiều chất gây ung thư và có thể gây viêm phổi, hen suyễn, viêm xoang và các vấn đề khác liên quan đến hệ hô hấp.:

Tiếp xúc với khói thuốc và các tác nhân gây hại khác trong khoảng thời gian và tần suất như bạn đã mô tả có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có tiền sử bệnh hô hấp, hệ miễn dịch yếu, trẻ em và người già.

Để bảo vệ hệ hô hấp của bạn, bạn nên cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc và các tác nhân gây hại khác. Đeo khẩu trang khi đi qua nơi có khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, và tìm cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Ngoài ra, hãy duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại khác.

Tuy nhiên, để có đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn và tác động của tiếp xúc với khói thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Họ sẽ có thể đưa ra đánh giá chi tiết và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!