🔥 Bài đăng hot nhất

Bé bị hâm nặng do tiêu chảy

Bé đi ngoài nhiều.hâm đỏ cả hậu môn. Bác sĩ cho em hỏi làm gì bé nhanh hết hâm? Chứ e lau hay rửa đụng vào là bé than khóc dữ dội. Bác cứu em. Xót con quá ah. Em cảm ơn bác sĩ



Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
26
1
3

3 bình luận

Bé bị tiêu chảy bao lâu rồi, bạn đã cho bé đi khám uống theo theo bác sĩ chưa. Bé đi ngoài nhiều nên hậu môn bé cũng đau chớ không riêng gì bị hăm mới đau bạn ạ. Rửa nhẹ nhàng cho bé, ngâm hậu môn bé vào nước ấm được nấu bằng lá chè xanh hay lá trầu để bé dễ chịu. Rồi dùng vaselin hoặc tuýp yosun rau má thoa lên chỗ hăm, ngày 3-4 lần hoặc sau khi lau rửa để bé dễ chịu và nhanh lành nhé.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn!

Bé đi ngoài nhiều lần, ngoài hậu quả là mất nước toàn thân, còn làm cho da vùng bẹn, quanh hậu môn bị viêm do bị ẩm và không vệ sinh, nguyên nhân gây viêm thường do nấm.

Cần giữ vệ sinh khô ráo vùng quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, theo kinh nghiệm dân gian, dùng 4-5 lá trầu không đun sôi với 2 lít nước, để nguội, rửa cho bé sau mỗi lần đi ngoài, dùng nước lá trầu không trong vòng 6 giờ thì thay nước khác, nước lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, ức chế nấm phát triển.

Cần đưa bé đi khám bệnh để điều trị tiêu chảy, khi bé hết tiêu chảy, tạo điều kiện giảm và hết viêm da.

Chúc bé mau hết bệnh!

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Rất tiếc nghe về tình trạng của bé. Hâm nặng do tiêu chảy có thể gây khó chịu và đau đớn cho bé. Để giúp bé nhanh chóng hết hâm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
  1. Đảm bảo bé được giữ sạch và khô ráo: Rửa sạch vùng hậu môn của bé sau mỗi lần đi ngoài bằng nước ấm và bông gòn mềm. Sau đó, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc để tự nhiên khô.

  2. Sử dụng kem chống hăm: Bạn có thể sử dụng kem chống hăm chứa thành phần chống viêm và làm dịu như kẽm oxyd hoặc dầu cây chè để giảm viêm nhiễm và làm dịu vùng da bị hăm.

  3. Thay tã thường xuyên: Đảm bảo bé được thay tã sạch và khô ráo thường xuyên để tránh tác động tiếp xúc lâu dài với chất lỏng và vi khuẩn gây viêm nhiễm.

  4. Sử dụng bột talc: Bột talc có thể giúp hấp thụ độ ẩm và giữ da khô ráo. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bé không hít phải bột talc khi sử dụng.

  5. Đảm bảo bé được uống đủ nước: Điều này giúp duy trì lượng nước cân bằng trong cơ thể và giảm nguy cơ tiêu chảy.

Ngoài ra, nếu tình trạng hâm của bé không cải thiện sau một thời gian hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như sưng, mủ, hoặc nhiễm trùng, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng hâm của bé. Nếu còn thắc mắc hoặc cần thêm thông tin, hãy để lại câu hỏi. Chúc bé mau chóng khỏe lại!

1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!