Cho em hỏi vết thương này có phải bị nhiễm trùng không ạ
Bầu bị covid
Đang bầu mà bị covid thì có nên xông không mọi người?
15 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Chào bạn,
Một đánh giá vào năm 2017 tại Vương Quốc Anh cho thấy đối với các loại cảm cúm, xông hơi không làm tình trạng tốt hơn hay xấu đi. Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy xông hơi không mang lại hiệu quả khi nhiễm COVID-19.
Thay vào đó bạn có thể xông phòng, không gian sống để giảm lây nhiễm bệnh. Theo Quyết định 4539/QĐ- BYT ban hành ngày 25/9/2021 về việc "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19" có hướng dẫn cách xông phòng ở, cụ thể như sau:
Dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp.
* Phương pháp 1
- Nguyên liệu: Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Húng quế, Gừng, Tỏi, lá Bưởi, Kinh giới, Tía tô, Tràm gió...
- Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tuỳ theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hoà tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
* Phương pháp 2
- Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
- Liều dùng, cách dùng: Tuỳ theo diện tích phòng (10 - 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 - 4ml), hoà tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.
Lưu ý:
- Không được xông trực tiếp vào người.
- Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
Về việc sát khuẩn/vệ sinh tại chỗ vùng mũi họng, bạn có thể sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng, thuốc cổ truyền để xúc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.
Mục đích của phương pháp xông là một trong những cách vệ sinh và bảo vệ lớp niêm mạc mũi họng, cải thiện phần nào các triệu chứng vùng mũi họng, không ảnh hưởng đến vi rút bên trong tế bào nên không có tác dụng trị bệnh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.
Chúc bạn sớm hồi phục sức khoẻ,
BS. CKI Lê Thị Mỹ Châu
Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM
Mình được bác sĩ khuyên là không nên xông mẹ nhé. Thay vào đó hãy tập thể dục, ăn uống đầy đủ, tập thở, bổ sung vitamin c và quan trọng là tinh thần thoải mái nè
Tuyệt đối không được xông mom nhé. Ảnh hưởng đến bé nè
Nên cân nhắc mom nha, trong quá trình xông, nếu không cẩn thận còn có thể gây bỏng cho mẹ. Hoặc một số trường hợp hơi nóng có thể làm mẹ chóng mặt, ngạt thở, huyết áp giảm, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Không chỉ vậy, thảo dược còn có thể gây dị ứng nếu cơ địa của mẹ bầu quá mẫn cảm.
Nếu muốn, mẹ có thể thử xông các loại thảo dược quen thuộc như sả chanh, tinh dầu thiên nhiên với mức nhiệt độ vừa đủ (từ 35-37 độ C), trong thời gian ngắn. Nếu không thấy khó chịu hoặc ảnh hưởng sức khỏe có thể tiếp tục xông 1-2 lần/tuần để cảm thấy thoải mái hơn và chống lại các triệu chứng khi mắc Covid-19.
Không xông nha. Mình không bầu bị covid cũng không xông mà. 10 ngày mình khỏi
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Mẹ bầu khi xông hơi, nhiệt độ cơ thể tăng cao, không cẩn thận cũng có nguy cơ bị bỏng, ảnh hưởng đến thai nhi. Một số người xông bị chóng mặt, ngạt thở và làm giảm huyết áp bởi áp lực của hơi nóng.
Thảo dược để xông cũng có thể gây dị ứng với cơ địa thai phụ mẫn cảm, cần cân nhắc để đảm bảo an toàn.
Không nên xông nha bạn, vì bầu mình sẽ bị dễ mệt lắm.