backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bệnh cao huyết áp vô căn ở người trẻ: Nguyên nhân và điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 30/03/2023

    Bệnh cao huyết áp vô căn ở người trẻ: Nguyên nhân và điều trị

    Phần lớn trường hợp người trẻ tuổi bị tăng huyết áp là vô căn – tức là không tìm được nguyên nhân cụ thể. Bình thường, dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ thường không rõ ràng nên người bệnh có tâm lý chủ quan, không quan sát, phát hiện và điều trị phù hợp.

    Vậy, dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ là gì? Vì sao người trẻ tuổi có thể mắc tăng huyết áp vô căn và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu.

    Tại sao người trẻ bị cao huyết áp vô căn?

    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cao huyết áp vô căn là căn bệnh của người cao tuổi. Theo thống kê, chỉ khoảng 5% người bị tăng huyết áp dưới 35 tuổi. Tuy nhiên, con số này đang dần “trẻ” hóa theo thời gian.

    Các chuyên gia từ Viện Tim mạch Việt Nam cho hay, hiện nay có hơn 1/4 người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp. Trong số đó, 70% trường hợp là cao huyết áp vô căn.

    các dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ là gì

    Mặt khác, tính từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ cao huyết áp vô căn ở người trẻ đã tăng thêm 47%.

    30% trường hợp dấu hiệu cao huyết áp xuất hiện ở người trẻ dưới 35 tuổi bắt nguồn từ những vấn đề sức khỏe liên quan đến:

    • Thận
    • Mạch máu
    • Hàm lượng cholesterol trong máu
    • Cơ quan nội tiết

    70% còn lại, nguyên nhân cao huyết áp ở người trẻ chủ yếu phát sinh bởi những yếu tố về lối sinh hoạt không khoa học, bao gồm:

    • Không cân bằng giữa công việc hoặc học tập với nghỉ ngơi
    • Thường xuyên thức khuya
    • Lạm dụng thức uống chứa cồn (bia, rượu…) hoặc chất kích thích (cà phê) trong thời gian dài
    • Chế độ ăn uống không hợp lý, chẳng hạn như:
    • Ăn quá mặn
    • Thường dùng thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn
    • Hay ăn các món chiên, xào
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng kéo dài
  • Ít vận động thể chất
  • Béo phì.
  • Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ

    Không ít người xem tăng huyết áp là “kẻ sát nhân thầm lặng”. Điều này có thể giải thích bởi những triệu chứng tăng huyết áp thường không rõ ràng. Tuy nhiên, dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ có thể biểu hiện ở các triệu chứng gián tiếp như:

    • Khó kiềm chế cảm xúc
    • Dễ nổi nóng
    • Khả năng tập trung kém.

    Nhiều người mang tâm lý chủ quan và xem nhẹ các dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ. Họ không điều trị nghiêm túc, dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

    • Đột quỵ
    • Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
    • Tổn thương thận
    • Tai biến mạch máu não
    • Tử vong.

    Bạn có thể quan tâm: Mách bạn vài cách điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.

    4 cách kiểm soát dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ tuổi, ổn định chỉ số huyết áp

    Mục đích của quá trình điều trị tăng huyết áp là đưa chỉ số huyết áp về lại mức lý tưởng (90/60 – 120/80mmHg) và duy trì nó trong phạm vi này. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp do bác sĩ chỉ định, bạn còn nên thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn.

    Bạn có thể quan tâm: Chỉ số đo huyết áp và những điều bạn cần biết.

    1. Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc

    Bạn nên làm điều này ngay cả khi chưa có bất kì dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ nào.

    Nếu thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc, bạn hãy thử nghe một vài bản nhạc không lời trong lúc làm việc. Lưu ý đừng để âm thanh quá lớn nhé.

    Đồng thời, hãy dành ra 10–15 phút nghỉ ngơi sau khi hoàn thành một công việc đầy áp lực.

    giảm dấu hiệu cao huyết áp vô căn ở người trẻ

    Bên cạnh đó, giấc ngủ rất quan trọng. Bạn cần tập thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ. Một số nghiên cứu cho thấy huyết áp của những người đi ngủ sau 11 giờ đêm có xu hướng cao hơn so với những người thường ngủ sớm.

    2. Cải thiện chế độ ăn uống

    Để hạ chỉ số huyết áp, việc đầu tiên bạn cần làm là hạn chế sử dụng muối để nêm thức ăn. Natri (muối) có khả năng trữ nước trong cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp. Bạn có thể thay thế muối bằng những gia vị thảo mộc để tăng hương vị cho món ăn, ví dụ như nghệ, tỏi, tiêu, hương thảo,…

    3. Thường xuyên rèn luyện thể chất, đặc biệt là bơi

    Không chỉ hỗ trợ ổn định huyết áp, bơi lội còn có khả năng:

    • Giảm nguy cơ đột quỵ cũng như suy tim
    • Cải thiện máu lưu thông
    • Tăng độ linh hoạt của các khớp

    Thời gian bơi tốt nhất ở mỗi lần tập nên là 60–90 phút. Bơi lâu hơn có thể khiến bạn mệt mỏi.

    4. Sử dụng thuốc kiểm soát dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ tuổi

    Khi áp dụng lối sống lành mạnh nhưng không đem lại hiệu quả như mong đợi, bạn có thể sẽ cần dùng thêm thuốc điều trị tăng huyết áp.

    Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể kê cho bạn những loại thuốc từ các nhóm sau:

    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc chẹn kênh canxi
    • Thuốc ức chế men chuyển
    • Thuốc chẹn kênh beta

    Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích người trẻ tuổi lạm dụng thuốc khi điều trị cao huyết áp vô căn. Bên cạnh những lợi ích sức khỏe do chúng đem lại, một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên khám lại để đổi thuốc nếu cần.

    Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ và cách điều trị hiệu quả.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 30/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo