- Khó kiềm chế cảm xúc
- Dễ nổi nóng
- Khả năng tập trung kém.
Nhiều người mang tâm lý chủ quan và xem nhẹ các dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ. Họ không điều trị nghiêm túc, dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
- Đột quỵ
- Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
- Tổn thương thận
- Tai biến mạch máu não
- Tử vong.
Bạn có thể quan tâm: Mách bạn vài cách điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.
4 cách kiểm soát dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ tuổi, ổn định chỉ số huyết áp
Mục đích của quá trình điều trị tăng huyết áp là đưa chỉ số huyết áp về lại mức lý tưởng (90/60 – 120/80mmHg) và duy trì nó trong phạm vi này. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp do bác sĩ chỉ định, bạn còn nên thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn.
Bạn có thể quan tâm: Chỉ số đo huyết áp và những điều bạn cần biết.
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc
Bạn nên làm điều này ngay cả khi chưa có bất kì dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ nào.
Nếu thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc, bạn hãy thử nghe một vài bản nhạc không lời trong lúc làm việc. Lưu ý đừng để âm thanh quá lớn nhé.
Đồng thời, hãy dành ra 10–15 phút nghỉ ngơi sau khi hoàn thành một công việc đầy áp lực.

Bên cạnh đó, giấc ngủ rất quan trọng. Bạn cần tập thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ. Một số nghiên cứu cho thấy huyết áp của những người đi ngủ sau 11 giờ đêm có xu hướng cao hơn so với những người thường ngủ sớm.
2. Cải thiện chế độ ăn uống
Để hạ chỉ số huyết áp, việc đầu tiên bạn cần làm là hạn chế sử dụng muối để nêm thức ăn. Natri (muối) có khả năng trữ nước trong cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp. Bạn có thể thay thế muối bằng những gia vị thảo mộc để tăng hương vị cho món ăn, ví dụ như nghệ, tỏi, tiêu, hương thảo,…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!