backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

6 cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà theo kinh nghiệm dân gian

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn · Bệnh truyền nhiễm · Đại học Y dược Hải Phòng


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/12/2023

    6 cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà theo kinh nghiệm dân gian

    Bệnh zona thần kinh thường gây ra các triệu chứng đau ngứa khó chịu. Thế nên, nhiều người thường tìm kiếm các cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà theo kinh nghiệm dân gian để có thể  vượt qua tình trạng khó chịu này. 

    Bạn đang bị những cơn đau zona thần kinh hành hạ và đang tìm kiếm cách chữa zona hay các mẹo chữa zona thần kinh tại nhà những mong giảm nhẹ triệu chứng? Những chia sẻ trong bài viết sau của Hello Bacsi có thể rất hữu ích với bạn đấy.

    Bệnh zona thần kinh là gì?

    Bệnh zona thần kinh (herpes zoster) là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra tình trạng đau thần kinh và phát ban. Nguyên nhân là do virus varicella zoster (VZV), cùng loại virus gây bệnh thủy đậu, gây ra. Nếu bạn bị thủy đậu khi còn nhỏ, virus zona sẽ lẩn trốn trong cơ thể và có thể hoạt động trở lại khi bạn trưởng thành gây đau và phát ban ngoài da gọi bệnh zona thần kinh. Tình trạng này có thể xảy ra trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

    Triệu chứng đầu tiên của bệnh zona thường là cảm giác bỏng rát, đau, sau đó vài ngày sẽ xuất hiện các mụn nước trên da. Một số người bị bệnh zona thần kinh cũng có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, nhạy cảm với ánh sáng và mệt mỏi.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, tại quốc gia này, cứ 3 người thì có khoảng 1 người mắc phải bệnh zona thần kinh. Mỗi đợt tiến triển của zona thần kinh có thể kéo dài từ 2 – 6 tuần. Hiện nay, chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh zona thần kinh, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

    Mách nhỏ 6 cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà theo dân gian

    Ngoài việc dùng thuốc theo toa của bác sĩ, bạn cũng có thể kết hợp với 6 cách điều trị bệnh zona tại nhà mà Hello Bacsi tổng hợp được sau đây để nhanh chóng hồi phục: 

    1. Mẹo chữa zona thần kinh tại nhà bằng tinh dầu thảo dược

    điều trị zona thần kinh bằng tinh dầu

    Nhiều người thường thắc mắc cách áp dụng mẹo chữa zona thần kinh tại nhà với tinh dầu được thực hiện như thế nào?

    Tinh dầu là phương thuốc thảo dược được sử dụng từ lâu cho các vấn đề ở da. Một số loại tinh dầu có đặc tính có thể giúp giảm kích ứng và hồi phục da. Những loại tinh dầu này bao gồm:

    • Tinh dầu cúc La Mã (Chamomile): Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, nên tinh dầu cúc La Mã có thể cải thiện vết loét và lở loét do tì đè bằng cách hỗ trợ tái tạo tế bào da.
    • Tinh dầu khuynh diệp (Eucalyptus): Với đặc tính chống viêm và có thể làm tăng tốc độ hồi phục vết loét.
    • Tinh dầu tràm trà (Tea tree): Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương.

    Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tinh dầu nên lưu ý chọn mua ở những hiệu thuốc có uy tín nhằm hạn chế hàng giả hay hàng kém chất lượng và cần pha loãng với đầu nền trước khi dùng. 

    2. Làm sạch vùng tổn thương hàng ngày

    điều trị bệnh zona

    Một cách trị zona tại nhà là bạn cần vệ sinh vết zone mỗi ngày. Vậy cách vệ sinh vết zona thần kinh là như thế nào để vết loét không lan rộng? Thực tế, việc làm sạch mụn nước hàng ngày có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ lây nhiễm.

    Bạn có thể tắm nước mát để làm dịu da, làn nước mát lạnh sẽ giúp giảm đau và làm dịu cơn ngứa do mụn nước gây ra. Bạn có thể đổ 1 đến 2 chén bột yến mạch (colloidal oatmeal) được nghiền mịn và đun sôi để chiết xuất thành dạng keo hoặc tinh bột ngô vào nước tắm ấm, ngâm mình trong 15 đến 20 phút.

    Khi áp dụng cách trị zona tại nhà này, bạn không nên sử dụng nước nóng sẽ khiến việc điều trị bệnh zona và mụn nước trở nên tồi tệ hơn vì nhiệt độ làm tăng lưu lượng máu. Sau khi tắm xong bạn lưu ý lau khô cơ thể hoàn toàn và sau đó giặt khăn để tránh lây lan virus sang người khác.

    3. Điều trị bệnh zona: Giảm đau bằng cách chườm mát

    điều trị bệnh zona

    Với mẹo chữa zona thần kinh tại nhà, bên cạnh việc tắm giảm đau và ngứa do bệnh zona thần kinh, bạn có thể áp miếng gạc ẩm, mát lên vùng da bị phát ban. Bạn có thể thực hiện điều này nhiều lần trong ngày để giảm triệu chứng khó chịu.

    Lưu ý trong mẹo chữa zona thần kinh tại nhà này là bạn hãy ngâm một miếng gạc sạch trong nước mát, vắt nhẹ rồi đắp lên vết phát ban và mụn nước. Việc này sẽ mang đến cảm giác mát mẻ giúp bạn giảm đau và xoa dịu cơn khó chịu.

    Bạn không nên áp trực tiếp túi nước đá lên vùng bị phát ban. Việc tiếp xúc với đá lạnh có thể làm tăng độ nhạy cảm của da và có thể khiến bạn đau thêm.

    4. Sử dụng hỗn hợp bột ngô điều trị bệnh zona

    mẹo điều trị zona thần kinh bằng baking soda

    Một cách chữa zona thần kinh tại nhà khác là bạn có thể áp dụng là dùng bột ngô hoặc baking soda và nước để giúp giảm ngứa do tình trạng phát ban.

    Mẹo chữa zona thần kinh tại nhà với bột ngô hoặc baking soda được thực hiện như sau: đổ 2 phần bột ngô hoặc baking soda vào cốc, rồi thêm 1 phần nước để hỗn hợp có được độ đặc mong muốn, trộn hỗn hợp thành bột nhão. Sau đó bạn hãy bôi hỗn hợp này lên vùng da phát ban, để như vậy khoảng 10 đến 15 phút rồi rửa sạch. Bạn có thể làm lặp lại nhiều lần trong ngày khi cần thiết.

    5. Sử dụng kem dưỡng

    điều trị bệnh zona

    Ngoài các cách trị zona tại nhà nêu trên, có một lưu ý mà bạn cần tuân thủ là tránh gãi lên vết phát ban và luôn dùng kem dưỡng ẩm. Bởi nếu bạn vô tình gãi vào vết phát ban zona có thể gây ra sẹo và làm tình trạng mụn nước kéo dài hơn. Việc sử dụng kem dưỡng không làm tăng tốc độ điều trị bệnh zona, nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn nên tránh sử dụng các loại kem dưỡng có mùi thơm hoặc nước hoa do có nguy cơ gây kích ứng vùng da bị phát ban. Cách tốt nhất là hãy dùng kem dưỡng không mùi.

    Bạn chỉ nên bôi kem dưỡng thành một lớp mỏng, nếu bôi quá dày có thể khiến vết phát ban khó khô và kéo dài quá trình điều trị bệnh zona. Bạn cũng tránh không nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh trên vết loét.

    Bạn nên lựa chọn loại kem dưỡng có chứa thành phần tự nhiên capsaicin và dùng tối đa 3 – 4 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn. Capsaicin là thành phần hoạt chất trong ớt có tác dụng chống viêm giúp giảm đau.

    Với cách trị zona tại nhà này, cơn đau có thể tăng lên sau khi thoa kem, nhưng sẽ từ từ biến mất. Loại kem này hoạt động bằng cách làm giảm tín hiệu đau gửi đến não. Ngoài ra, bạn có thể thoa kem dưỡng da calamine sau khi tắm để làm dịu da bị kích thích và giúp làm khô mụn nước.

    6. Điều trị bệnh zona bằng chế độ ăn uống

    điều trị zona thần kinh bằng chế độ ăn uống đúng

    Việc áp dụng các mẹo chữa zona thần kinh tại nhà có thực sự hiệu quả, chữa zona thần kinh tại nhà bằng chế độ ăn là như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

    Theo các chuyên gia sức khỏe, khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu có thể làm nặng hơn bệnh zona thần kinh. Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh zona lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc tái phát.

    Cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà là bạn nên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin A, B12, C, E và axit amin lysine. Nhóm thực phẩm này bao gồm:

    • Trứng, sữa
    • Sản phẩm từ cây họ đậu
    • Rau lá xanh
    • Các loại ngũ cốc
    • Thịt bò, heo, gà, cá…
    • Trái cây có màu cam và vàng

    Đồng thời, trong quá trình điều trị bệnh zona, bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm sau đây:

    Nếu bạn ăn quá nhiều những thực phẩm này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, thậm chí còn làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

    Lưu ý trong mẹo chữa zona thần kinh tại nhà là bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần hạn chế các thói quen không tốt như hút thuốc lá hoặc làm việc căng thẳng – những yếu tố này có thể khiến quá trình điều trị bệnh zona kéo dài hơn. Việc áp dụng các cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà kể trên có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn

    Bệnh truyền nhiễm · Đại học Y dược Hải Phòng


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo