backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Điểm danh 5 loại gia vị trị viêm cho viêm khớp vẩy nến

Tác giả: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành · Chỉnh hình · Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh


Ngày cập nhật: 22/12/2023

    Điểm danh 5 loại gia vị trị viêm cho viêm khớp vẩy nến

    Một số loại gia vị tự nhiên như nghệ, đinh hương… là những chất chống viêm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm khớp vẩy nến.

    Bệnh viêm khớp vẩy nến có đặc điểm là đau, sưng và cứng khớp – tất cả đều do tình trạng viêm gây ra. Theo các chuyên gia, viêm khớp vẩy nến liên quan đến hệ thống miễn dịch bất thường sẽ tạo ra chứng viêm trong cơ thể.

    Bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát chứng viêm và bạn cũng có thể thực hiện các bước hỗ trợ để làm dịu các khớp bị viêm. Một trong những bước hỗ trợ hữu hiệu nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn như dùng các loại gia vị chống viêm trong các bữa ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thảo mộc và gia vị đều an toàn cho mọi người cũng như một số có thể tương tác với thuốc của bạn, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những loại gia vị này.

    Dưới đây là một số loại gia vị chống viêm có thể giúp bạn kiểm soát bệnh viêm khớp vẩy nến.

    Nghệ

    diem-danh-5-loai-gia-vi-tri-viem-cho-viem-khop-vay-nen 1

    Nghệ có chứa curcumin, có tác dụng chống viêm. Gia vị này thường được dùng trong món cà ri, có tác dụng bằng cách làm giảm mức enzyme gây viêm trong cơ thể.

    Bạn có thể dùng nghệ tươi, nhưng thông thường mọi người thường dùng dạng khô và nghiền.

    Nếu dùng nấu cà ri, bạn có thể cho 1–2 muỗng cà phê nghệ cùng với một ít tiêu đen để cơ thể dễ hấp thụ.

    Ớt

    diem-danh-5-loai-gia-vi-tri-viem-cho-viem-khop-vay-nen 2

    Ớt là một loại gia vị rất phổ biến và quen thuộc của người Việt, được dùng trong nhiều món ăn.

    Ớt có chứa hợp chất capsaicin, có tác dụng làm dịu cơn đau bằng cách kích thích cơ thể giải phóng endorphin. Không có lượng dùng cụ thể của ớt, nhưng ăn càng nhiều ớt thì càng có nhiều capsaicin trong cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều capsaicin cũng có hại cho cơ thể, vì vậy bạn nên lắng nghe cơ thể và dùng ớt với liều lượng thích hợp. Khi dùng cho da, capsaicin có thể làm giảm chất P, một hóa chất quan trọng gây đau và viêm khớp.

    Đinh hương

    diem-danh-5-loai-gia-vi-tri-viem-cho-viem-khop-vay-nen 3

    Theo viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đinh hương có chứa một số hoạt chất giúp giảm viêm và đau. Bạn có thể dùng đinh hương theo những cách sau:

  • Cho 2–4 cây đinh hương vào món canh hay món hầm để tốt cho sức khỏe và giúp món ăn thơm ngon.
  • Cho một vài cây đinh hương vào đồ uống nóng để làm tăng hương vị và chất bổ dưỡng. Bạn lưu ý cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Làm sinh tố từ 2 cây đinh hương cùng các nguyên liệu khác. Thức uống này sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng chống viêm.
  • Gừng

    diem-danh-5-loai-gia-vi-tri-viem-cho-viem-khop-vay-nen 4

    Từ xưa đến nay, gừng được biết đến là một loại thảo dược được dùng để điều trị một số bệnh như buồn nôn, hen suyễn, tiểu đường và đau. Gần đây, các nhà khoa học đang nghiên cứu những lợi ích của gừng trong việc giảm đau khớp liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Tương tự, viêm khớp vẩy nến cũng là một bệnh tự miễn đặc trưng bởi triệu chứng viêm đau.

    Các nghiên cứu cho thấy một số chất phytochemical trong gừng dường như ngăn chặn sự hình thành các hợp chất viêm trong cơ thể. Theo một nghiên cứu khác, nếu bạn kết hợp gừng và nghệ có thể làm giảm tình trạng viêm.

    Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định liều lượng chính xác của gừng để trị viêm khớp vẩy nến. Nếu dùng gừng như gia vị, bạn có thể dùng khoảng 2 muỗng ăn bột gừng vào thức ăn mỗi ngày.

    Hạt cần tây

    diem-danh-5-loai-gia-vi-tri-viem-cho-viem-khop-vay-nen 5

    Hạt cần tây có tác dụng chống viêm, được dùng trong nhiều món ăn. Bạn nên dùng khoảng 250–500mg hạt cần tây, khoảng 2–3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả trị viêm của gia vị này.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành

    Chỉnh hình · Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh


    Ngày cập nhật: 22/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo