backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 25/08/2021

    Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?

    Ung thư dạ dày là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu bạn không có phương hướng điều trị viêm dạ dày lâu ngày kịp thời, hiệu quả.

    Trong những năm gần đây, viêm dạ dày đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất toàn cầu. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc tái phát liên tục, nó sẽ trở thành viêm dạ dày mạn tính. Nếu bạn không có biện pháp điều trị cũng như kiểm soát kịp thời, viêm dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường, bao gồm cả ung thư dạ dày.

    Viêm dạ dày lâu ngày là gì?

    Dạ dày bị viêm có nguy cơ kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí suốt đời nếu không được điều trị triệt để. Lúc này, bệnh sẽ trở thành viêm dạ dày mạn tính, còn gọi là viêm dạ dày lâu ngày. Một loạt các điều kiện sức khỏe và yếu tố khác nhau có khả năng trực tiếp gây ra hoặc góp phần vào sự phát triển của viêm dạ dày lâu ngày.

    Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ viêm của dạ dày để đưa ra phương hướng điều trị. Ví dụ như, đối với các trường hợp viêm dạ dày nhẹ, bạn có thể cải thiện tình trạng của mình bằng cách sử dụng thuốc kê đơn và áp dụng lối sống lành mạnh. Ngược lại, với một số người rơi vào tình huống viêm dạ dày mạn tính nghiêm trọng, việc điều trị tận gốc có thể bất khả thi. Thay vào đó, trọng tâm của liệu trình điều trị là kiểm soát các triệu chứng.

    Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư dạ dày không?

    viêm dạ dày lâu ngày

    Nếu được điều trị đúng cách, các trường hợp viêm dạ dày cấp tính hiếm khi dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, mọi người có thể gặp các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu tình trạng viêm dạ dày lâu ngày hoặc không được điều trị hay kiểm soát tốt.

    Viêm xung huyết dạ dày là tiền đề cho sự xuất hiện của những vết loét ở cơ quan này. Một khi vết loét đã hình thành, chúng có thể dần dần làm thoái hóa các mô xung quanh và ngày càng mở rộng phạm vi loét. Nếu bạn không sớm có biện pháp can thiệp y tế hiệu quả, vấn đề loét nghiêm trọng này có thể gây xuất huyết nội hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.

    Một số biến chứng khác của viêm dạ dày mạn tính

    Bên cạnh ung thư dạ dày, viêm dạ dày mạn tính còn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng như:

    • Thiếu máu do thiếu sắt hoặc xuất huyết nội
    • Những vấn đề sức khỏe do thiếu vitamin B12
    • Dạ dày tăng trưởng bất thường, có thể bắt nguồn từ sự hiện diện của khối u

    Phòng ngừa viêm dạ dày lâu ngày và ung thư dạ dày

    Bất kể nguyên nhân hay mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, việc thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có thể giúp điều trị viêm dạ dày mạn tính hoặc ngăn ngừa bệnh xảy ra.

    Thay đổi chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

    Các chuyên gia đã đưa ra gợi ý về chế độ ăn uống phổ biến cho những người bị viêm dạ dày lâu ngày bao gồm:

    • Giảm hoặc tránh xa thức uống chứa cồn như bia, rượu…
    • Hạn chế dùng thức ăn cay
    • Tránh thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên hay có tính axit, đặc biệt là nhóm trái cây họ cam quýt
    • Chia các bữa ăn lớn thành những bữa ăn nhỏ trong ngày
    • Giảm lượng natri (muối) hấp thụ
    • Ăn ít thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò

    uống thuốc trước bữa ăn

    Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và men vi sinh cũng có thể giúp ích trong trường hợp này. Bạn nên thử những thực phẩm như:

    Một số người bị viêm dạ dày lâu ngày cũng có thể nhận thấy hiệu quả từ việc ăn thực phẩm có đặc tính chống vi khuẩn, chẳng hạn như:

    • Tỏi
    • Thì là
    • Gừng
    • Nghệ
    • Nam việt quất
    • Cà ri ít cay

    Sử dụng thuốc nhằm kiểm soát vấn đề viêm dạ dày lâu ngày

    Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày cơ bản nhất là kiểm soát tình trạng viêm dạ dày. Hầu hết các loại thuốc trị viêm dạ dày đều tập trung vào việc giảm nồng độ axit trong dịch bao tử.

    Các loại thuốc kháng axit phổ biến bao gồm:

    các loại thuốc kháng axit

    Thuốc kháng axit

    Thuốc kháng axit thường chứa magiê, canxi, natri hoặc muối nhôm có thể giúp trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này là chúng đôi khi có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.

    Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

    Loại thuốc đặc hiệu này làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra. Hầu hết thuốc ức chế bơm proton là thuốc kê đơn.

    Thuốc kháng histamine H2

    Tương tự PPI, thuốc kháng histamine có thể giúp giảm sản xuất axit dạ dày. Thuốc kháng histamine có thể là thuốc kê đơn hoặc không kê toa.

    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu viêm dạ dày nào (đau bụng, chán ăn, buồn nôn…), hãy mau chóng đến gặp bác sĩ thay vì để tình trạng này tiếp tục kéo dài lâu ngày. Điều trị bệnh hiệu quả ngay từ đầu là việc cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm hơn phát sinh, bao gồm cả ung thư dạ dày.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 25/08/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo