backup og meta

Nổi hạch ở tay (sưng hạch) báo hiệu bệnh gì? Có nên chữa trị?

Nổi hạch ở tay (sưng hạch) báo hiệu bệnh gì? Có nên chữa trị?

Tìm hiểu chung

Nổi hạch (sưng hạch) là gì?

Nổi hạch (sưng hạch) là hiện tượng xuất hiện các khối u nhỏ trên cơ thể. Bạn có thể bị nổi hạch ở tay tại vị trí khớp cổ tay, khiến cổ tay bị nổi cục u, sưng cục, nổi hạch ở mu bàn tay, nổi hạch ở tay và nổi hạch ở chân (mắt cá chân, bàn chân…) Khối u có hình bầu dục hoặc hình tròn và thường có chất dịch bên trong. Bạn có thể sẽ cảm thấy tay nổi cục u không đau, nổi cục cứng nhỏ dưới da tay, hoặc có thể đau nếu ấn vào các u hạch này, tuy nhiên đa phần đây không phải là các khối u gây ung thư.

Nhng ai thường b nổi hạch ở tay (sưng hch)?

Chứng nổi hạch ở tay thường xuất hiện ở những người từ 20 đến 50 tuổi. Tỷ lệ xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn gấp 3 lần tỷ lệ xuất hiện ở nam giới.

Triệu chứng và dấu hiệu nổi hạch ở tay

Nhng du hiu và triu chng nổi hạch ở tay là gì?

nổi hạch ở tay

Có thể bạn sẽ nổi hạch ở tay một vài hoặc một cục ở cánh tay. Khi ấn vào những khối u này, chúng có thể di chuyển giống như sóng. Hạch thường phát triển trong nhiều tháng nhưng có thể nổi lên một cách đột ngột. Một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau do hạch đè nén lên các dây thần kinh lân cận. Ngoài ra, ở một số người sẽ có dấu hiệu tê tayyếu cơ do u hạch gây ra.

Có thể có các triệu chứng nổi hạch ở tay khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bn cn gp bác sĩ?

Bạn nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn bị nổi cục ở mu bàn tay hoặc những vị trí khác. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra chng nổi hạch ở tay (sưng hch) là gì?

Nguyên nhân chính xác gây nổi hạch ở tay hiện vẫn chưa rõ. Các nhà khoa học cho rằng u hạch xảy ra có thể là do lớp vỏ và màng mô khớp xung quanh gân bị tổn thương hoặc bị thoái hóa. Các u hạch này sẽ phát triển từ các mô hoạt dịch. Đây là các mô tạo ra chất dịch bôi trơn các khớp xương.

Do vậy bên trong các u hạch này cũng sẽ chứa một loại chất dịch tương tự như chất dịch được tìm thấy trong các khớp hoặc xung quanh gân. Bệnh này thường không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra các biến chứng như đau nhức và yếu cơ, hội chứng ống cổ tay và áp lực ở dây thần kinh quay và động mạch quay.

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm: Da sần vỏ cam

Nguy cơ mắc bệnh

Nhng yếu t làm tăng nguy cơ ni hch (sưng hch)

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nổi hạch ở tay, bao gồm:

  • Giới tính và tuổi tác: Mặc dù u nang hạch có thể xuất hiện ở bất kỳ người nào nhưng hiện tượng này thường xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi.
  • Bệnh viêm xương khớp: Những người mắc chứng viêm xương khớp do thoái hóa ở các khớp ngón tay gần với móng tay thường có nguy cơ cao bị mắc chứng u nang hạch gần các khớp ngón tay này.
  • Chấn thương khớp và gân: Tình trạng chấn thương khớp và gân trong quá khứ thường có khả năng phát triển thành các u nang hạch trong tương lai.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

>>> Tham khảo thêm: 7 nguyên nhân nổi hạch sau gáy và cách xử lý

Điều trị nổi hạch ở tay

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ trong điều trị nổi hạch ở tay.

Nhng phương pháp nào dùng để điu trị chng nổi hạch ở tay (sưng hch)?

Việc điều trị nổi hạch ở tay có thể không cần thiết trừ khi xuất hiện tình trạng đau, yếu cơ hoặc bạn chỉ muốn điều trị vì yếu tố thẩm mỹ.

Nếu các u hạch này lớn và gây đau, bác sĩ sẽ hút chất dịch từ u nang. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ tiêm một loại enzyme để dễ dàng loại bỏ chất dịch và sau khi loại bỏ xong, bạn sẽ được tiêm steroid để giảm nguy cơ tái phát.

Nếu phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc chứng nổi hạch tái phát, phẫu thuật nổi hạch ở tay là phương pháp điều trị tốt nhất. Phương pháp phẫu thuật này được gọi là thủ thuật cắt bỏ hạch và có khả năng chữa khỏi 85% đến 95% các trường hợp bị u nang hạch. Tuy nhiên, phẫu thuật nổi hạch ở tay có thể để lại một số biến chứng như nhiễm trùng, hình thành sẹo và đôi khi các u hạch vẫn có thể tái phát.

nổi hạch ở tay

Nhng k thut y tế nào dùng để chn đoán chng nổi hạch ở tay (sưng hch)?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chứng nổi hạch ở tay thông qua các triệu chứng. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Mục đích của các phương pháp này nhằm loại trừ khả năng bạn bị các bệnh lý ở xương hoặc khớp như u mỡ, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, phình động mạch quay và nhiễm trùng.

>>> Bạn có thể quan tâm: 10 nguyên nhân gây nổi cục cứng ở vùng kín và cách điều trị

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Nhng thói quen sinh hot nào giúp hn chế din tiến ca nổi hạch ở tay (sưng hch)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nổi hạch ở tay:

  • Bạn nên hiểu rằng chứng u nang hạch thường không cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật trừ khi có xuất hiện các triệu chứng nhất định hoặc bạn có quan tâm về yếu tố thẩm mĩ.
  • Thông báo với bác sĩ về bất kỳ khối u nào xuất hiện trên cơ thể của bạn.
  • Thường xuyên đi khám bác sĩ đặc biệt là nếu khối u có sự thay đổi (ví dụ như kích thước, tình trạng mẩn đỏ, nóng, chảy dịch).
  • Tránh thường xuyên cử động ở bàn tay và cổ. Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc chứng u nang hạch.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau do u nang hạch, yếu cơ, hoặc tê cóng ở vùng u nang hạch; hoặc xuất hiện tình trạng chảy dịch, mẫn đỏ, sốt, ớn lạnh, hoặc đổ mồ hôi sau khi phẫu thuật.
  • Bạn không cần phải lo lắng vì chứng u nang hạch không phải là ung thư hoặc không có liên quan đến ung thư.
  • Không nên nặn hay bóp các u hạch dưới mọi hình thức để tránh gây nhiễm trùng và khiến bệnh nổi hạch ở tay trầm trọng thêm.

Liên hệ với bác sĩ nếu chứng u nang hạch tái phát sau khi điều trị.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ganglion cyst. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ganglion-cyst/symptoms-causes/syc-20351156 Ngày truy cập: 4/1/2022

Ganglion Cyst of the Wrist and Hand https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/ganglion-cyst-of-the-wrist-and-hand/ Ngày truy cập: 4/1/2022

Ganglion Cyst https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470168/ Ngày truy cập: 4/1/2022

Ganglion Cysts https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15554-ganglion-cysts Ngày truy cập: 4/1/2022

Ganglion cyst https://www.healthdirect.gov.au/ganglion-cyst Ngày truy cập: 4/1/2022

What is a ganglion cyst? And other common questions https://www.uchicagomedicine.org/forefront/orthopaedics-articles/that-bump-on-your-wrist-is-likely-a-ganglion-cyst Ngày truy cập: 4/1/2022

Cysts – ganglion cysts https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/cysts-ganglion-cysts Ngày truy cập: 4/1/2022

Phiên bản hiện tại

17/06/2022

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Sưng hạch bạch huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nổi hạch ở nách: Dấu hiệu báo động nguy hiểm!


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 17/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo