backup og meta

Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu não thoáng qua bạn không nên bỏ qua

Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu não thoáng qua bạn không nên bỏ qua

Nhồi máu não là gì?

Để hiểu rõ một cơn thiếu máu não thoáng qua là gì, đầu tiên bạn phải hiểu rõ ý nghĩa của từ “thiếu máu cục bộ”.

Một bộ não hoạt động bình thường đòi hỏi sự cung cấp liên tục của oxy và máu giàu chất dinh dưỡng tới từng phần của não xấp xỉ 100 tỷ neuron. Để thực hiện điều này cũng như để đảm bảo chức năng của một bộ não bình thường, máu sẽ đi qua các mạch máu tới từng phần của não.

Tuy nhiên, ở một số người các mạch máu bị tắc nghẽn bởi các cục máu đông hay các mảng bám cholesterol khiến cho những khu vực não bộ được các mạch máu đó chi phối bị mất nguồn cung cấp máu. Kết quả của việc thiếu hụt khí oxy và những dưỡng chất tại những khu vực này được gọi là thiếu máu cục bộ. Các neuron trong vùng thiếu máu cục bộ chết đói và mau chóng ngưng hoạt động.

Cơn thiếu máu não thoáng qua là gì?

Một cơn cơn thoáng thiếu máu não là sự thiếu hụt sự cung cấp máu trong 1 giai đoạn ngắn ở 1 khu vực nhất định của não bộ. Bởi vì thiếu máu cục bộ làm suy yếu chức năng của các tế bào não, một người mắc phải một cơn thiếu máu thoáng qua sẽ có các triệu chứng suy giảm chức năng não, chẳng hạn như nói khó hoặc yếu liệt một bên tay, chân. Các triệu chứng của một cơn thiếu máu thoáng qua có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ , nhưng theo định nghĩa, chúng phải biến mất trong vòng 24 giờ.

Có đến 20% số người bị thoáng thiếu máu não sẽ gặp phải một cơn đột quỵ thực sự trong 3 tháng tiếp theo. Thật không may là nhiều người lại bỏ lơ tình trạng này và không được bác sĩ điều trị từ đó dẫn đến mắc phải một cơn đột quỵ thật sự.

Các triệu chứng của một cơn thiếu máu não thoáng qua

Những triệu chứng của một cơn thoáng thiếu máu não thường diễn ra đột ngột và khác nhau tùy thuộc vào phần não bộ bị tác động. Những cơn cơn thoáng thiếu máu não tác động đến phần não hoạt động ở mức độ thấp thường gây ra các triệu chứng nhẹ và hầu như không thể nhận biết được. Ngược lại thì những cơn thoáng thiếu máu não nếu tác động đến những phần não hoạt động nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng cực kì nghiêm trọng.

Ví dụ một người bị đột quỵ nhẹ ở phần não điều khiển hoạt động của tay rất có thể sẽ viết khó khăn trong một vài phút hay vài giờ.

Một người khác cũng bị đột quỵ nhẹ nhưng ở phần thân não – một khu vực của não bộ có chức năng cân bằng dáng đi, kiểm soát giọng nói và những cử động của mắt – sẽ tạm thời không thề làm tiếp công việc thường ngày của họ vì bị chóng mặt, nói chuyện khó khăn hoặc bị nhìn đôi.

Những cơn thoáng thiếu máu não thường hay tác động đến những phần của não giúp kiểm soát cử động và cảm giác trên khuôn mặt, tay và chân. Chúng cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng của chúng ta trong việc hiểu và nói ngôn ngữ. Dưới đây đính kèm 1 danh sách những triệu chứng thường gặp của một cơn thoáng thiếu máu não:

  • Yếu liệt một bên khuôn mặt, tay, hay cơ bắp ở chân.
  • Tình trạng tê, mất cảm giác, một bên khuôn mặt, tay hoặc chân.
  • Rối loạn ngôn ngữ (khó hiểu được ngôn ngữ đang nói).
  • Loạn vận ngôn (nói năng khó khăn).
  • Hoa mắt, chóng mặt không rõ nguyên nhân.
  • Mất thị lực một bên mắt.
  • Nhìn đôi hoặc nhìn mờ.

Sự khác biệt giữa một thiếu máu não thoáng qua và một cơn đột quỵ thật sự?

Với lối định nghĩa hiện nay, các triệu chứng của một cơn thoáng thiếu máu não/cơn thoáng thiếu máu não sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. Trong khi những cơn đột quỵ thực sự sẽ gây ra các triệu chứng kéo dài hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta so sánh giữa não của một người bị đột quỵ thật sự với não của một người bị cơn thoáng thiếu máu não bằng công cụ MRI, chúng ta hầu như không thể phân biệt rõ rệt được 2 trường hợp trên. Tại sao lại như thế? Hiện tại thì đây vẫn còn là một đề tài đang được tập trung nghiên cứu và vẫn chưa có câu trả lời xác đáng nhất, nhưng nó cũng phần nào cho thấy dù các cơn cơn thoáng thiếu máu não chỉ gây ra các triệu chứng tạm thời nhưng chúng vẫn có thể gây tổn thương lâu dài đến não bộ.

Bạn nghĩ rằng mình bị thiếu máu não thoáng qua. Vậy bạn nên làm gì đây?

Càng tìm hiểu nhiều về cơn thoáng thiếu máu não, chúng ta càng bị thuyết phục rằng chúng là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ rất cao bị một cơn đột quỵ trong tương lai. Bất chấp việc các triệu chứng là nhẹ hay chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, điều cực kì quan trọng là bạn phải đến trung tâm cấp cứu ngay lập tức khi bạn mắc phải các triệu chứng đột quỵ.

Thậm chí nếu bạn đã bị cơn thoáng thiếu máu não vài ngày trước, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị phòng ngừa đột quỵ.  Đây là một việc cực kỳ quan trọng vì có tới 20% số người bị cơn thoáng thiếu máu não sẽ tiếp tục bị đột quỵ trong vòng 90 ngày.

Bởi vì nguy cơ bị đột quỵ cao ở các bệnh nhân có cơn thoáng thiếu máu não nên các bệnh nhân này thường được giữ lại bệnh viện để theo dõi và kiểm tra kĩ lưỡng ngay cả trong trường hợp các triệu chứng đã được chữa trị hoàn toàn trong thời gian bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu. Trong nhiều trường hợp, việc phát hiện sớm về nguyên nhân của một cơn cơn thoáng thiếu máu não cho phép sự can thiệp sớm và sự phòng ngừa đột quỵ thành công.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Claiborne Johnston, M.D., Ph.D. Transient Ischemic Attack New England Journal of Medicine 347:1687-1692 November 21, 2002. Ngày truy cập 19/11/2015

Effects of Mini Stroke Can Shorten Life Expectancy (2011, November 10). American Heart Association.http://newsroom.heart.org/pr/aha/effects-of-mini-stroke-can-shorten-218568.aspx. Ngày truy cập 19/11/2015

Transient Ischemic Attack – MedlinePlus. (n.d.). U.S. National Library of Medicine – National Health Institutes.http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/transientischemicattack.html. Ngày truy cập 19/11/2015

Phiên bản hiện tại

01/06/2023

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

[Infographic] 7 cách ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Đừng chủ quan về tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 01/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo