Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng toàn thân và có khả năng gây tử vong cao. Bệnh dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể như tổn thương mô, hạ huyết áp và suy đa tạng.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng toàn thân và có khả năng gây tử vong cao. Bệnh dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể như tổn thương mô, hạ huyết áp và suy đa tạng.
Nguồn gốc của nhiễm trùng máu là nhiễm trùng đơn thuần, sau đó tiến triển thành nhiễm trùng máu và cuối cùng là sốc nhiễm trùng. Sốc nhiễm trùng là giai đoạn nghiêm trọng nhất với tỷ lệ tử vong lên đến hơn 50%.
Bất kỳ một nhiễm trùng nào dù nhỏ như vết xước, đứt tay, vết cắn động vật, vết loét do mụn… đến nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu… cũng đều gây nguy cơ nhiễm trùng máu. Thế nhưng, không phải lúc nào bạn cũng dễ bị nhiễm trùng máu. Một số người sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người khác. Họ là:
Trẻ em có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn khi chúng sinh non hoặc người mẹ bị nhiễm trùng trong lúc mang thai.
Nhiễm trùng máu được chia thành 3 giai đoạn:
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) là tình trạng viêm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nhằm chống lại tình trạng nhiễm trùng. Hội chứng này không phải là nhiễm trùng máu mà chỉ đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp giữa nhiễm trùng sang nhiễm trùng máu. Giai đoạn 1 thường kéo dài trong vòng 5 ngày với các biểu hiện như:
Các xét nghiệm chẩn đoán hội chứng đáp ứng viêm toàn thân là:
Việc điều trị SIRS chủ yếu là dùng kháng sinh để giải quyết nguyên nhân gây ra bệnh.
Ở giai đoạn 2, các rối loạn chức năng của cơ thể bắt đầu xảy ra, dẫn đến những triệu chứng:
Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu từ ngày thứ 5 và kéo dài đến ngày thứ 15.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của các thuốc mới cũng như trang thiết bị y tế hiện đại, việc điều trị nhiễm trùng máu không còn quá khó khăn. Phương pháp điều trị chính vẫn là loại bỏ nhiễm trùng bằng nhiều cách, trong đó thông dụng nhất vẫn là dùng kháng sinh.
Khi dùng kháng sinh, bệnh nhân cần cấy máu để xác định loại vi khuẩn gây ra bệnh, từ đó tìm ra loại thuốc phù hợp nhất.
Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu phổ biến gồm vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn gram âm chủ yếu là vi khuẩn đường ruột như Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia… Vi khuẩn gram dương thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis… Vi khuẩn kỵ khí thường gặp là Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn sẽ được cho dùng các kháng sinh phổ rộng trước khi có kết quả xét nghiệm để tránh trường hợp điều trị muộn.
Sốc nhiễm trùng là giai đoạn nặng nhất của nhiễm trùng máu. Sốc nhiễm trùng xảy ra khi nhiễm trùng máu nặng gây hạ huyết áp đến mức thấp nhất, dẫn đến suy đa tạng và tử vong.
Cách điều trị cho bệnh nhân trong giai đoạn này là:
Sốc nhiễm trùng có nguy cơ tử vong cao nhất, ước tính dao động từ 30-50%. Giai đoạn 3 bắt đầu từ ngày thứ 15 cho đến khi kết thúc bệnh (chữa khỏi hoặc tử vong).
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!