Mất chi
Khi nhiễm khuẩn máu làm tổn thương mạch máu, cơ thể sẽ ưu tiên máu giàu oxy cho các cơ quan quan trọng cho sự sống như não, tim, phổi, gan và thận; vậy nên lưu lượng máu tới các bộ phận ít quan trọng hơn như chân tay, bề mặt da sẽ giảm. Cuối cùng, chúng bị hoại tử vì thiếu máu dẫn tới tổn thương da, mất ngón tay, ngón chân hay thậm chí phải cắt cụt chi.
Gây vấn đề về sự phát triển của xương
Đây là điểm cần lưu ý đặc biệt nếu bạn đang thắc mắc trẻ em bị nhiễm trùng máu có nguy hiểm không. Vì tình trạng nhiễm trùng trong máu có thể làm hư hỏng các vùng tăng trưởng ở phần cuối của xương (tại vùng sụn ở phần cuối của xương dài, các tế bào phân chia để hình thành xương mới, giúp xương dài ra). Lúc này, xương sẽ ngừng phát triển hoàn toàn hoặc phát triển không đồng đều.
Đáng nói là những vấn đề về sự tăng trưởng của xương không biểu hiện ngay mà phải sau một thời gian khá dài.
Ở người lớn, sụn đã chuyển thành xương nên không gặp biến chứng nhiễm trùng máu này.
Suy đa tạng
Nếu bạn thắc mắc nhiễm trùng máu có nguy hiểm không thì biến chứng này cũng là minh chứng rõ nhất cho mức độ nghiêm trọng của nó. Mạch máu bị tắc nghẽn hoặc tổn thương cuối cùng sẽ không thể cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng nữa, chúng sẽ ngừng hoạt động dẫn tới tử vong. Nếu điều trị kịp thời, phần lớn trường hợp sẽ phục hồi hoàn toàn nhưng cũng có trường hợp tổn thương không thể hồi phục, chẳng hạn như:
- Tổn thương thận vĩnh viễn và cần lọc máu suốt đời
- Tổn thương phổi vĩnh viễn do hội chứng suy hô hấp cấp tính
- Tổn thương não vĩnh viễn, có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn
- Tổn thương van tim (viêm nội tâm mạc), có thể dẫn đến suy tim
- Khi đã có một đợt nhiễm trùng huyết nặng làm tổn thương hệ thống miễn dịch thì nguy cơ tái nhiễm trùng trong tương lai cũng nhiều hơn.

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Bệnh có thể tiến triển thành sốc nhiễm trùng
Sốc nhiễm trùng là giai đoạn cuối cùng và nặng nhất của nhiễm trùng máu. Hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ để chống lại nhiễm trùng sẽ phóng thích các chất làm hạ huyết áp nghiêm trọng, tình trạng này cần phải được điều trị khẩn cấp. Điều trị có thể bao gồm truyền kháng sinh, hỗ trợ thở oxy và truyền dịch để kéo huyết áp lên. Sốc nhiễm trùng làm tăng nguy cơ tử vong đáng kể.
Tử vong
Bệnh nhiễm trùng máu có nguy hiểm không thì nguy cơ tử vong cao là câu trả lời rõ nhất. Tỷ lệ tử vong ở các trường hợp nhiễm trùng máu nói chung là khoảng 20%, còn do sốc nhiễm trùng là khoảng 40%.

Phòng ngừa
Hiểu rõ bị nhiễm trùng máu có nguy hiểm không sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sạch
- Chăm sóc vết cắt và vết thương hở kỹ lưỡng, giữ sạch sẽ và dùng thuốc sát trùng nếu cần (theo chỉ định của bác sĩ)
- Kiểm soát tốt các bệnh lý nền đang mặc phải, chẳng hạn như tiểu đường
- Tiêm phòng cúm và phế cầu theo khuyến cáo
- Hãy đến gặp nha sĩ nếu bị đau răng bởi nhiễm trùng răng rất dễ dẫn đến nhiễm trùng máu
- Đi khám bác sĩ nếu bị nhiễm trùng xoang và tai
Bạn cũng nên lưu ý rằng nhiễm trùng máu cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật hoặc sau các thủ thuật y tế khác.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi nhiễm trùng máu có nguy hiểm không và nó nghiêm trọng tới mức độ nào. Hãy nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và chăm lo nhiều hơn đến sức khỏe của mình, bạn nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!