Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Khi bạn bị nhiễm trùng máu, lưu thông máu trong cơ thể sẽ kém đi, lượng máu cung cấp đến các cơ quan không đủ, gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Khi bạn bị nhiễm trùng máu, lưu thông máu trong cơ thể sẽ kém đi, lượng máu cung cấp đến các cơ quan không đủ, gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhiễm trùng máu xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng bạn gặp phải gây ra phản ứng di truyền trên khắp cơ thể. Các nhiễm trùng này có thể do vi khuẩn, virus và nấm. Nếu không được điều trị kịp thời, các vi sinh vật gây bệnh sẽ đưa độc tố vào trong máu. Những độc tố này kích hoạt viêm lan rộng, hình thành huyết khối và làm rò rỉ mạch máu.
Nhiễm trùng máu ở giai đoạn nặng sẽ dẫn tới sốc nhiễm trùng. Khi bị sốc nhiễm trùng, huyết áp của người bệnh hạ xuống mức rất thấp, làm ngừng hoạt động nhiều cơ quan và có thể dẫn đến tử vong.
Nhiễm trùng máu gây ra một số triệu chứng điển hình, bao gồm:
Để tìm hiểu thêm về các dấu hiệu nhiễm trùng máu, bạn có thể tham khảo bài viết: “6 dấu hiệu nhiễm trùng máu thầm lặng”
Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, chất độc có trong máu sẽ làm hỏng mạch máu, giảm lưu lượng oxy đến các cơ quan chính, da và các mô, dẫn đến một loạt biến chứng như:
Các độc tố của vi sinh vật gây bệnh khi tấn công mạch máu sẽ gây tổn thương và rò rỉ, từ đó tạo ra nhiều vết phát ban. Vết phát ban trên da do nhiễm trùng máu có thể phát triển ngày càng lớn hơn và thâm lại, trông như một vết bầm mới. Tổn thương này khiến da và các mô dưới da không nhận đủ oxy, từ đó khiến các mô này chết dần và gây ra sẹo vĩnh viễn trên da. Các vị trí bị ảnh hưởng rõ rệt nhất là ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân.
Ở trẻ em, nhiễm trùng máu làm hỏng các đĩa sụn tiếp hợp (khu vực sụn ở cuối xương dài), nơi các tế bào phân chia để hình thành xương mới. Trong các trường hợp nhẹ, đĩa sụn tiếp hợp chỉ bị tổn thương một phần làm cho xương phát triển không đều. Ngược lại, trong trường hợp nặng hơn, các đĩa sụn tiếp hợp sẽ bị phá hủy hoàn toàn và xương ngừng phát triển.
Bởi vì xương phát triển chậm, nên dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tăng trưởng xương phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau mới phát hiện được. Trẻ nhỏ, do xương chưa phát triển nhiều, thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với trẻ lớn.
Việc giảm lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như gan và thận, sẽ khiến các cơ quan này bị suy giảm chức năng. Nếu điều trị chậm trễ, tình trạng nhiễm trùng máu sẽ gây ra các biến chứng vĩnh viễn và người bệnh phải điều trị suốt đời.
Nhiễm trùng máu có thể gây tổn thương các mạch máu, đặc biệt trong những trường hợp nhiễm trùng máu do não mô cầu. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng duy trì cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, gan thận và cắt giảm lượng máu đến các bộ phận ngoại vi như tay, chân, bàn tay, bàn chân. Nếu máu và oxy tiếp tục bị cắt giảm, da và mô ở các bộ phận ngoại vi này sẽ chết dần, dẫn đến tổn thương da và mất các chi.
Ngoài các vấn đề thể chất, bệnh nhân bị nhiễm trùng máu cũng có thể gặp phải vấn đề tâm lý như:
Nếu gặp những vấn đề nêu trên, có thể bạn đang bị sang chấn sau chấn thương hoặc sau khi trải qua một căn bệnh nghiêm trọng. Hãy nói chuyện và chia sẻ với người thân, tham gia các hoạt động lành mạnh và đến gặp bác sĩ tâm lý để được trị liệu kịp thời.
Một số xét nghiệm được thực hiện để giúp xác định xem bạn có bị nhiễm trùng máu hay không.
Kết quả xét nghiệm máu sẽ phản ánh rất nhiều vấn đề về sức khỏe của bạn. Cùng với tiền sử bệnh và khám tổng quát, kết quả xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định xem người bệnh có bị nhiễm trùng máu hay không.
Dưới đây là một số xét nghiệm máu phổ biến được thực hiện khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng máu:
Ngoài ra, một số phương pháp xét nghiệm khác cũng được sử dụng để chẩn đoán nhiễm trùng máu:
Một số người có thời gian hồi phục sau khi điều trị nhiễm trùng máu nhanh hơn những người khác. Tuy nhiên, đa phần người bệnh đều gặp phải những di chứng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Các bệnh nhân sau khi bị nhiễm trùng máu thường cần phải thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng để giúp lấy lại mức sức khỏe như trước. Phương pháp này thường bắt đầu từ các hoạt động đơn giản hằng ngày như đi bộ, tắm hoặc mặc quần áo.
Sau khi xuất viện, bạn có thể cảm thấy rất yếu và dễ mệt mỏi, ngay cả khi nói chuyện. Lúc này , hãy nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu bạn bị mất cảm giác ngon miệng, hãy chia nhỏ bữa ăn và uống thêm thức uống dinh dưỡng để cung cấp nhiều năng lượng hơn cho cơ thể.
Nhiễm trùng máu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến bệnh viện ngay để được xử lý.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!