backup og meta

Đối phó với bệnh cúm khi bị tiểu đường

Đối phó với bệnh cúm khi bị tiểu đường

Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng phải nhập viện để điều trị do nhiễm cúm và các biến chứng của nó tăng gấp ba lần so với người bình thường. Bệnh cúm có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Vậy nên đối phó với bệnh cúm thế nào?

Cúm là gì?

Cúm là một bệnh do virus gây ra, bạn có thể nhiễm virus này khi hít phải các hạt nước li ti được phun ra khi ở gần người bị cúm đang ho hoặc hắt hơi.

Một biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm là viêm phổi. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc phải biến chứng này hơn những người không bị tiểu đường.

Cúm và các bệnh nhiễm virus khác có thể làm lượng đường trong máu cao và làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng gần nghiêm trọng, đặc biệt là các biến chứng gần như nhiễm ceton axit và tăng áp lực thẩm thấu máu (HHS).

Bệnh cúm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Cúm thường gây gia tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên những người sử dụng thuốc hạ đường huyết vẫn có thể gặp nguy cơ lượng đường quá thấp nếu không ăn đủ carbohydrate (tinh bột đường).

Nếu bạn bị cúm, điều quan trọng là phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn bình thường. Trong khi bạn bị cúm, kiểm tra càng thường xuyên càng tốt, bởi vì các triệu chứng của bệnh cúm có thể che lấp các triệu chứng của tăng hay hạ đường huyết.

Vì lý do này, bạn có thể bị hạ đường huyết hay tăng đường huyết mà không nhận ra, cả hai bệnh đều nghiêm trọng nếu không được điều trị nhanh chóng.

Làm thế nào bạn biết mình bị cúm?

Đối phó với bệnh cúm khi bị tiểu đường

Các triệu chứng của cúm có thể xảy ra nhanh chóng, bao gồm:

  • Sốt
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Ói mửa và tiêu chảy

Bạn có thể bị nhiễm cúm và có một số triệu chứng trên nhưng lại không bị sốt.

Bạn phải làm gì nếu bị cúm?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng giống như cúm, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn bị cúm, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus giúp các triệu chứng bớt nghiêm trọng và giúp bạn cảm thấy khỏe nhanh hơn.

Ngoài việc tuân theo các khuyến cáo điều trị của chúng, bạn nên:

  • Tiếp tục dùng thuốc trị bệnh tiểu đường hoặc insulin.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu mỗi bốn giờ và theo dõi kết quả.
  • Uống nhiều chất lỏng không calo để tránh mất nước.
  • Ăn uống như thường lệ.
  • Tự đo cân nặng mỗi ngày. Nếu bạn sụt cân trong khi bạn không làm gì để giảm cân thì đó là dấu hiệu của đường trong máu cao.

Bạn có thể dùng thuốc cảm cúm không?

viên thuốc

Một vài loại thuốc cúm không kê toa thông thường thì thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường; một số loại thuốc thì đặc biệt phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường hơn những người không bị.

Ví dụ, một số loại thuốc cảm cúm có chứa thuốc kháng viêm không steroid, như ibuprofen, thông thường không được khuyến cáo cho bệnh nhân tiểu đường vì có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Một số loại thuốc cảm cúm có thể chứa hàm lượng đường tương đối cao, có thể sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nhà thuốc cũng sẽ có bán loại có lượng đường thấp hơn và dược sĩ sẽ giúp bạn chọn một loại thuốc thích hợp.

Hãy nhớ rằng, thuốc cảm cúm chỉ điều trị các triệu chứng trong khi cơ thể tự hồi phục.

Khi nào bạn cần đi cấp cứu?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn:

  • Không thể ăn uống bình thường
  • Bị ói trong vòng 6 giờ sau khi ăn
  • Bị tiêu chảy nặng
  • Sụt 2,2 kg hoặc nhiều hơn
  • Nhiệt độ trên 38oC
  • Đường huyết thấp hơn 60 mg/dl hoặc cao hơn 300 mg/dl
  • Khó thở
  • Cảm thấy buồn ngủ hoặc không thể suy nghĩ rõ ràng

Bạn có thể ăn gì khi bị tiểu đường và bệnh cúm?

sữa chua
Đối phó với bệnh cúm bằng cách ăn sữa chua

 

Nếu bị cúm, bạn có thể cảm thấy mệt, không có cảm giác đói hoặc khát nước. Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường, bạn phải ăn món gì đó thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu và tình trạng bệnh tiểu đường.

Lý tưởng nhất, hãy chọn thực phẩm từ các bữa ăn bình thường hằng ngày của bạn. Hãy ăn lượng thực phẩm chứa khoảng 15g carbohydrate mỗi giờ hoặc tương đương khi bị bệnh. Ví dụ như một miếng bánh mì nướng, 3/4 cốc sữa chua đông lạnh hoặc 1 bát súp.

Giữ cho mình không bị mất nước

Bạn có thể bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy khi mắc bệnh cúm. Đó là lý do tại sao uống nước là điều rất quan trọng nhằm tránh bị mất nước.

Với cúm và bệnh tiểu đường, mục tiêu là uống một cốc nước mỗi giờ. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo hãy uống nước trà không đường, nước lọc, bia gừng không đường nếu lượng đường trong máu bạn đang cao.

Nếu lượng đường trong máu bạn thấp, bạn có thể uống chất lỏng có chứa khoảng 15g carbohydrate, chẳng hạn như 1/4 ly nước ép nho hoặc 1 ly nước uống dành cho các vận động viên thể thao.

Làm thế nào bạn có thể đối phó với bệnh cúm khi đang bị tiểu đường?

Lấy máu đo đường huyết

Nếu bị tiểu đường, bạn có nguy cơ cao bị biến chứng cúm. Điều quan trọng là tiêm vaccine cúm. Dù vaccine cúm không thể ngăn ngừa bệnh cúm 100%, nhưng chúng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị nhiễm cúm hơn.

Yêu cầu các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp và những người bạn thân tiêm vaccine cúm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bạn ít có khả năng mắc bệnh cúm nếu những người xung quanh bạn không bị cúm.

Ngoài ra, hãy giữ bàn tay sạch sẽ giúp loại bỏ vi trùng từ tay di chuyển vào cơ thể thông qua miệng, mũi hoặc mắt.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Diabetes and the Flu. Centers for Disease Control and Prevention. http://www.cdc.gov/diabetes/living/flu/index.html. Ngày truy cập 10/11/2015

Flu and People with Diabetes. Centers for Disease Control and Prevention. http://www.cdc.gov/flu/diabetes/index.htm. Ngày truy cập 10/11/2015

Key Facts about Seasonal Influenza (Flu). Centers for Disease Control and Prevention.  http://www.cdc.gov/flu/keyfacts.htm. Ngày truy cập 10/11/2015

When You’re Sick: American Diabetes Association. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/whos-on-your-health-care-team/when-youre-sick.html. Ngày truy cập 10/11/2015

Phiên bản hiện tại

12/05/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Liên cầu khuẩn nhóm A: Nguyên nhân gây nhiều tình trạng nhiễm trùng

Giải pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé sinh mổ vào mùa mưa


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 12/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo