Trong cuộc đua điều chế vaccine chống lại đại dịch COVID-19, một trong những “ứng cử viên” là vaccine Sinovac của Trung Quốc đã được phê duyệt để sử dụng ở thị trường nội địa và một số quốc gia khác như Mexico, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ…
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Trong cuộc đua điều chế vaccine chống lại đại dịch COVID-19, một trong những “ứng cử viên” là vaccine Sinovac của Trung Quốc đã được phê duyệt để sử dụng ở thị trường nội địa và một số quốc gia khác như Mexico, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ…
Tuy nhiên, dù đang cố gắng để có thể sớm thâm nhập thị trường Hoa Kỳ thì Sinovac vẫn chưa được chấp nhận để sử dụng thường xuyên hoặc khẩn cấp ở quốc gia này. Nhiều thử nghiệm về hiệu quả của vaccine Sinovac vẫn đang được tiến hành. Tính đến thời điểm hiện tại, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) vẫn đang xem xét và chỉ đưa ra một số khuyến nghị tạm thời về vaccine Sinovac.
Vaccine Sinovac phòng chống bệnh COVID-19 được sản xuất và phát triển bởi Sinovac Biotech, Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc. Sau đây là một số thông tin sơ lược về loại vaccine này:
Nhiều người thắc mắc rằng vaccine Sinovac so với các vaccine chống COVID-19 khác thì loại nào tốt hơn? Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO (SAGE) cho biết họ không thể so sánh “đối đầu” giữa các loại vaccine do mỗi loại đều có cách tiếp cận khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả các loại vaccine đã được đưa vào Danh sách vaccine COVID-19 được sử dụng khẩn cấp (Emergency Use Listing) của WHO đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19 phát triển nặng hoặc khiến bệnh nhân phải nhập viện.
Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO (SAGE) khuyến cáo sử dụng vaccine Sinovac-CoronaVac dưới dạng tiêm bắp 2 liều (0.5 ml). Khoảng cách giữa 2 liều tiêm, liều đầu tiên và liều thứ hai là từ 2 – 4 tuần.
Lưu ý là nếu vì lý do nào đó mà liều thứ hai được tiêm kể từ sau khi tiêm liều đầu tiên chưa được 2 tuần thì sau 2 tuần, bạn không cần tiêm lại. Tuy nhiên, nếu liều thứ hai bị trì hoãn sau hơn 4 tuần thì bạn nên tiêm đủ liều này càng sớm càng tốt.
Nhóm SAGE đã đánh giá kỹ lưỡng các dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vaccine Sinovac và đã khuyến nghị sử dụng vaccine này cho người trên 18 tuổi.
Tuy nhiên, dữ liệu về độ an toàn của Sinovac đối với người trên 60 tuổi vẫn đang hạn chế do chưa đủ số người ở độ tuổi này tham gia thử nghiệm lâm sàng. Vì vậy, các quốc gia đang cân nhắc việc tiêm vaccine Sinovac ở người cao tuổi cần được duy trì tập trung giám sát an toàn cho nhóm đối tượng này.
Hiện nay, Sinovac vẫn cam kết tiếp tục gửi dữ liệu về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của vaccine trong các thử nghiệm đang diễn ra ở một số nhóm đối tượng, bao gồm cả người cao tuổi.
Trong thử nghiệm giai đoạn 3 ở Brazil, kết quả cho biết sau 2 liều tiêm vaccine Sinovac cách nhau 14 ngày đã đem đến hiệu quả 51% đối với trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng, 100% chống lại bệnh COVID-19 nặng và 100% ngăn ngừa nhập viện.
Đối với các biến thể mới của virus Corona chủng mới, hiệu quả chủng ngừa của vaccine Sinovac không quá cao. Điển hình là theo nghiên cứu quan sát ở Brazil, hiệu quả của vaccine đối với chủng P.1 (Gamma) là 49.6%, đối với chủng P.2 (Zeta) sau 1 liều tiêm là 49.6% và sau 2 liều tiêm là 50.7%.
Đối với biến chủng nguy hiểm là Delta, hiện nay vẫn chưa có đủ dữ liệu về tính hiệu quả của vaccine Sinovac đối với chủng này.
Hiện nay, vaccine Sinovac vẫn đang được nghiêm cứu thêm và được WHO xem xét để mở rộng quy mô sử dụng vaccine này. Sau đây sẽ là những khuyến cáo tạm thời của WHO về những đối tượng nên và không nên tiêm vaccine Sinovac.
Bên cạnh khuyến nghị chung về tiêm phòng dành cho người trên 18 tuổi thì vaccine Sinovac còn được WHO khuyến nghị sử dụng cho một số đối tượng sau:
Ngoài ra, hiện nay cũng không có dữ liệu thực tế nào liên quan đến tác động của vaccine Sinovac-CoronaVac đối với sự lây truyền virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh còn phức tạp và đa số người dân vẫn chưa được tiêm vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng thì chúng ta vẫn phải tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân và giúp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
The Sinovac COVID-19 vaccine: What you need to know
https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/the-sinovac-covid-19-vaccine-what-you-need-to-know?gclid=CjwKCAjwjJmIBhA4EiwAQdCbxhXOwzUNKqPkse95iasImwVbe0PqtMRN_YWjeOBfV1EUafhMx73lthoCs3wQAvD_BwE Truy cập ngày 02/08/2021
Sinovac vaccine performs at 83.5% in Phase Three trial
https://www.openaccessgovernment.org/sinovac-vaccine/115147/
Truy cập ngày 02/08/2021
What do we know about Sinovac’s COVID-19 vaccine?
https://health-desk.org/articles/what-do-we-know-about-sinovac-s-covid-19-vaccine
Truy cập ngày 02/08/2021
Comparing the AstraZeneca (British) and Sinovac (Chinese) COVID-19 Vaccines
https://www.healthline.com/health/astrazeneca-vs-sinovac
Truy cập ngày 02/08/2021
Sinovac: CoronaVac https://covid19.trackvaccines.org/vaccines/7/
Truy cập ngày 02/08/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!