backup og meta

Có nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt khi tiêm vaccine ngừa COVID-19?

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Có nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt khi tiêm vaccine ngừa COVID-19?

Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt là lựa chọn phổ biến. Thế nhưng, nên dùng như thế nào là hiệu quả nhất và không gây ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine? 

Sốt, đau nhức người, ớn lạnh, sưng ở vị trí tiêm… là những tác dụng phụ phổ biến của vaccine COVID-19. Mặc dù các triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày nhưng nó cũng khiến nhiều người e ngại, băn khoăn và muốn giảm thiếu tối đa cảm giác khó chịu bằng cách dùng các loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen.

Có nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 không?

thuốc giảm đau hạ sốt

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên tránh dùng thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vaccine chủng ngừa COVID-19. Bởi hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được liệu các loại thuốc giảm đau hạ sốt thông thường như acetaminophen và ibuprofen có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 hay không.

Không những vậy, một số nghiên cứu được thực hiện còn cho thấy việc dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm có thể làm giảm khả năng hoạt động và làm suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vaccine.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng việc tiêm vaccine gặp phải tác dụng phụ cũng không hẳn là xấu. Bởi một số tác dụng phụ như sốt, sưng hạch bạch huyết và ớn lạnh… là những dấu hiệu cho thấy vaccine đã kích hoạt cơ chế bảo vệ của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như COVID-19 .

Trường hợp đang dùng thuốc giảm đau để điều trị các bệnh lý khác thì liệu có nên tiếp tục dùng khi tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19 hay không? Bạn sẽ cần trao đổi với bác sĩ để nhận được câu trả lời chính xác nhất.

Bởi hiện không có bằng chứng khoa học này cho thấy dùng thuốc giảm đau có thể khiến vaccine hoạt động kém hiệu quả hơn. Trong khi đó, sẽ có một số trường hợp nếu ngưng dùng thuốc giảm đau sẽ dẫn đến nhiều rủi ro.

Dùng thuốc giảm đau hạ sốt sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cần lưu ý gì?

thuốc giảm đau hạ sốt

Thay vì dùng thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 để ngăn ngừa thì tốt hơn hết, bạn nên đợi cho đến khi các triệu chứng khó chịu sau khi tiêm xuất hiện thì mới nên dùng thuốc.

Điều này được các chuyên gia khuyến nghị và việc dùng thuốc ở thời điểm này có thể thể giúp giảm bớt các tác dụng phụ mà bạn gặp phải. Ngoài ra, việc xuất hiện những tác dụng phụ này sau khi tiêm là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đã bắt đầu phản ứng với vaccine, vì vậy việc dùng thuốc vào thời điểm này sẽ không ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine.

Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, sau tiêm, nếu có dấu hiệu sốt từ 38,5 độ C hoặc đau mỏi người, đau tại chỗ tiêm, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt như acetaminophen (hay paracetamol) và ibuprofen theo chỉ định của cán bộ y tế về liều lượng và khoảng cách giữa các lần uống.

Trường hợp sốt không thuyên giảm sau 1 – 2 ngày hoặc sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc xuất hiện bất kỳ một biểu hiện bất thường nào về sức khỏe như phát ban, khó thở, đau ngực, hoa mắt, chóng mặt, tăng hoặc tụt huyết áp, co quắp chân tay… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Ngoài dùng thuốc, có cách nào khác để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine?

Không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt để giảm bớt các triệu chứng khó chịu sau khi tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19. Một số trường hợp sẽ phải tránh dùng acetaminophen hoặc ibuprofen do các bệnh lý tiềm tàng trong cơ thể. Do đó, trước khi dùng thuốc, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu không thể dùng thuốc giảm đau hoặc bạn muốn tránh dùng sau khi tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19, bạn có thể thử một số cách sau để giảm bớt tác dụng phụ của vaccine theo khuyến nghị của CDC:

  • Dùng khăn mát chườm lên vị trí tiêm để giảm sưng
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc xoa bóp cánh tay để làm tăng lưu lượng máu tại vị trí tiêm giúp giảm đau
  • Khi bị sốt, hãy uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, lau người bằng nước ấm và nghỉ ngơi
  • Đi khám ngay nếu vị trí tiêm sưng đỏ hoặc cơn đau tăng lên sau một ngày hoặc nếu các tác dụng phụ này không biến mất sau 2 – 3 ngày.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

COVID-19 Vaccine FAQ https://www.ucihealth.org/covid-19/covid-vaccine-faq Ngày truy cập: 25/6/2021 

Bác sĩ BV Chợ Rẫy chia sẻ ‘từ A đến Z’ về tiêm vaccine COVID-19 https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-3263 Ngày truy cập: 25/6/2021 

Tips to reduce side effects after getting the COVID-19 vaccine https://www.ynhhs.org/patient-care/covid-19/Vaccine/Tips-to-reduce-side-effects Ngày truy cập: 25/6/2021 

Possible Side Effects After Getting a COVID-19 Vaccine https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/expect/after.html Ngày truy cập: 25/6/2021 

Why You Should Avoid Pain Relievers Before Getting the COVID-19 Vaccine https://www.goodrx.com/blog/avoid-pain-relievers-before-covid-19-vaccine/ Ngày truy cập: 25/6/2021 

Phiên bản hiện tại

29/04/2023

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Liên cầu khuẩn nhóm A: Nguyên nhân gây nhiều tình trạng nhiễm trùng

Giải pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé sinh mổ vào mùa mưa


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 29/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo