backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tiêm vắc xin Covid-19 có được uống rượu bia không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn · Bệnh truyền nhiễm · Đại học Y dược Hải Phòng


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 04/05/2023

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

    Tiêm vắc xin Covid-19 có được uống rượu bia không?

    Tiêm vắc xin Covid-19 có được uống rượu bia không là một trong rất nhiều thắc mắc của nhiều người xoay quanh việc tiêm vắc xin phòng bệnh.

    Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống, kinh tế của người dân toàn cầu.

    Vì thế, các loại vaccine (vắc xin) phòng Covid-19 ra đời chính là cứu cánh của mọi người. Tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, việc chủng ngừa vắc xin phòng Covid-19 đang được tiến hành gấp rút để có thể sớm tái lập cuộc sống bình thường mới sau đại dịch. Không ít người băn khoăn rằng sau khi tiêm vacxin có được uống rượu không hay tiêm vắc xin có được uống rượu bia không? Uống trước khi hoặc sau khi tiêm thì sức khỏe hoặc tác dụng vắc xin có bị ảnh hưởng không? Trong phạm vi bài viết này, mời bạn tham khảo những thông tin liên quan xoay quanh vấn đề dùng rượu bia và chủng ngừa vắc xin Covid-19 mà Hello Bacsi trao đổi cùng bác sĩ Trần Văn Hoàn..

    Mối liên hệ giữa thói quen uống rượu, bia và vắc xin Covid-19

    Trong bài Frequently Asked Questions được đăng tải trên trang Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình của Chính phủ Ấn Độ đề cập, theo các chuyên gia thì hiện nay không có bằng chứng về việc sử dụng rượu, bia làm giảm hiệu quả của vắc xin. Những thử nghiệm lâm sàng của các loại vắc xin phòng Covid-19 khác nhau hiện nay không xem xét và đánh giá cụ thể tác động rượu, bia đối với khả năng của hệ thống miễn dịch.

    Tuy nhiên, bà Ilhem Messaoudi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Virus tại Đại học California, thành phố Irvine, tiểu bang California, Hoa Kỳ, cho biết: “Chúng tôi biết từ các nghiên cứu khác rằng thói quen uống rượu, bia kéo dài (nhiều) có làm cho cơ thể phản ứng của vắc xin yếu đi và giảm khả năng bảo vệ. Vì thế, rất có thể những suy luận này cũng áp dụng cho vắc xin phòng Covid-19. Uống rượu bia sau khi tiêm vắc xin có thể khiến phản ứng miễn dịch của cơ thể suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc phải những triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng”.

    Bà Ilhem Messaoudi, người đã nghiên cứu tác động của đồ uống có cồn đối với hệ thống miễn dịch, cho biết: “Khi chúng ta tiêu thụ rượu bia nhiều sẽ có sự gia tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là các mầm bệnh đường hô hấp. Tình trạng nhiễm trùng làm giảm khả năng chữa lành vết thương và tăng nguy cơ ung thư”. Nữ chuyên gia này cùng kết luận rằng việc uống rượu quá nhiều sẽ khiến cơ thể đối mặt với các chứng viêm. Lý do là vì thói quen xấu này làm tăng sản xuất các yếu tố gây viêm của các tế bào miễn dịch và đồng thời làm suy giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của chúng.

    Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này đặc biệt đúng đối với những người trên 50 tuổi. Vấn đề về tuổi tác khiến cho hệ thống miễn dịch bắt đầu phản ứng chậm dần trong khả năng chống lại nhiễm trùng và phản ứng với việc tiêm phòng ở tuổi trung niên.

    Tiêm vắc xin Covid-19 có được uống rượu bia không?

    Tiêm vaccine covid có được uống rượu bia không?

    Lời đáp cho câu hỏi “Tiêm vắc xinvaccine Covid-19 có được uống rượu bia không?” là: Điều này còn phụ thuộc vào lượng rượu, bia bạn tiêu thụ. Không có bằng chứng nào cho thấy việc uống khoảng một hoặc hai ly đồ uống có cồn có thể khiến bất kỳ loại vắc xin phòng Covid-19 hiện tại nào trở nên kém hiệu quả.

    Một bài nghiên cứu được đăng tải trên The British Journal of Nutrition thậm chí còn phát hiện ra rằng về lâu dài, việc dùng ít hoặc vừa phải lượng đồ uống có cồn có thể thực sự có lợi cho hệ thống miễn dịch bằng cách làm giảm viêm. Tuy nhiên, WHO kết luận rằng việc uống nhiều rượu, bia trong thời gian dài có thể ức chế hệ thống miễn dịch và gây trở ngại cho quá trình phản ứng của cơ thể với vắc xin. Mất vài tuần sau khi tiêm thì vắc xin thì cơ thể mới tạo ra các mức kháng thể bảo vệ và chống lại vi rút mới. Vì thế, những lý do gây cản trở phản ứng miễn dịch của cơ thể là vấn đề đáng lo ngại khi sau tiêm vắc xin phòng Covid-19.

    Bà Ilhem Messaoudi đã phát biểu: “Hãy nhận thức rõ việc uống rượu, bia vừa phải thực sự có ý nghĩa như thế nào. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu uống một lượng lớn. Vì nó tác động lên tất cả các hệ thống sinh học, bao gồm cả hệ thống miễn dịch. Đây là vấn đề nghiêm trọng và chúng xảy ra khá nhanh sau khi bạn uống quá nhiều”.

    Có nên uống rượu, bia sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19?

    Tại Hoa Kỳ, không có khuyến cáo chính thức của chính phủ về việc uống rượu trước hoặc sau khi tiêm bất kỳ loại thuốc nào trong ba loại vắc xin Covid-19 như Moderna, Pfizer-BioNTech Johnson & Johnson. Những nghiên cứu về 3 loại vắc xin này đã không yêu cầu những người tham gia thử nghiệm tránh việc uống đồ uống có cồn. Thêm vào đó, trong kết quả thử nghiệm của 3 loại vắc xin này không đề cập đến trường hợp gặp vấn đề với việc uống rượu, bia sau khi tiêm phòng vắc xin. Trong hướng dẫn tiêm chủng của FDA đối với vắc xin của 3 hãng này cũng không đề cập đến việc tiêu thụ đồ uống có cồn.

    Hello Bacsi hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm vắc xinvaccine covid có được uống rượu bia không. Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng đồ uống có cồn ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin phòng Covid-19 hoặc gây ra bất kỳ tác dụng không mong muốn nào đối với sức khỏe, bạn cũng không nên uống ngay sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Vì tác dụng phụ của vắc xin và triệu chứng say rượu, bia sẽ khiến cho cơ thể trở nên kiệt sức. Tốt nhất hãy kiêng hẳn đồ uống có cồn ít nhất trong vòng 48 – 72 giờ sau khi tiêm chủng để giúp cho cơ thể ổn định hơn khi gặp phải những tác dụng phụ của vắc xin.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn

    Bệnh truyền nhiễm · Đại học Y dược Hải Phòng


    Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 04/05/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo