Dại là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Hiểu rõ các biểu hiện của bệnh dại sẽ giúp bạn sớm nhận biết và điều trị trước khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ở não và hệ thần kinh.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Dại là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Hiểu rõ các biểu hiện của bệnh dại sẽ giúp bạn sớm nhận biết và điều trị trước khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ở não và hệ thần kinh.
Bệnh dại là bệnh do một loại virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là gây viêm trong não. Chìa khóa để chống lại virus dại là nhận biết được các biểu hiện của bệnh dại và điều trị kịp thời. Dành ngay vài phút xem qua những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh dại cũng như những biểu hiện thường gặp của bệnh này ở giai đoạn đầu.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó cắn
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua vết cắn, cào ở da và niêm mạc do vật nuôi (chó, mèo…) hoặc động vật hoang dã (dơi, cáo…) gây ra.
Thời gian ủ bệnh dại thường là từ 4–12 tuần. Tuy nhiên, thời gian triệu chứng bị chó dại cắn xuất hiện cũng có thể kéo dài từ vài ngày đến nhiều năm sau. Các dấu hiệu bệnh dại ban đầu có thể giống như cúm:
Dấu hiệu bệnh dại giai đoạn 1 (kéo dài 2–10 ngày)
Sau một vài ngày, các triệu chứng bệnh dại liên quan đến thần kinh sẽ phát triển như:
Một biểu hiện của bệnh dại thường gặp là tiết ra rất nhiều nước bọt và co thắt cơ ở cổ họng, khiến người bệnh khó nuốt và xuất hiện hiệu ứng “tạo bọt ở miệng”. Nó cũng dẫn đến nỗi sợ nghẹt thở hoặc sợ nước ở bệnh nhân nhiễm dại.
Triệu chứng bệnh dại giai đoạn 2
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại có chữa được không
Khi virus tiếp tục tấn công hệ thống thần kinh trung ương, nó sẽ tiến triển thành hai thể là thể viêm não và thể liệt.
Những người bị nhiễm bệnh dại thể viêm não thường rất hiếu động, dễ bị kích động và có những biểu hiện bất thường như:
Bệnh dại thể này sẽ mất nhiều thời gian để khởi phát bệnh hơn, nhưng ảnh hưởng thì vô cùng nghiêm trọng. Những người bị nhiễm bệnh dần dần bị tê liệt, cuối cùng rơi vào trạng thái hôn mê và chết. Theo nguồn tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 30% các ca tử vong do bệnh dại là ở thể liệt.
Sau khi tiếp xúc với virus bệnh dại, bạn cần tiêm một loạt thuốc để ngăn ngừa bệnh và giảm nguy cơ gặp phải các biểu hiện của bệnh dại. Globulin sẽ cung cấp cho bạn một liều kháng thể dại ngay lập tức để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn ngừa virus này. Sau đó, tiêm vaccine bệnh dại là chìa khóa để tránh bệnh. Vaccine bệnh dại thường được tiêm 5 mũi trong 14 ngày.
Cố gắng tìm ra con vật cắn bạn để nó được kiểm tra bệnh dại. Nếu con vật không mang bệnh dại, bạn sẽ tránh được những mũi chích ngừa dại lớn. Trong trường hợp không thể tìm thấy con vật này, cách hành động an toàn nhất là thực hiện đầy đủ liệu trình tiêm phòng dại.
Tiêm vaccine bệnh dại sau khi bị động vật cắn là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh. Các bác sĩ sẽ điều trị vết thương của bạn bằng cách rửa ít nhất 15 phút bằng xà phòng và nước, chất tẩy hoặc iốt. Tiếp theo là tiêm immunoglobin. Và sau đó, bạn sẽ bắt đầu đợt tiêm vaccine bệnh dại đầu tiên.
Để giảm nguy cơ mắc và gặp phải các biểu hiện của bệnh dại, bạn cần tuân theo một số quy tắc an toàn sau:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi bệnh dại là “căn bệnh phòng ngừa được bằng vaccine 100%”. Họ lưu ý rằng phải có ít nhất 70% chó trong một khu vực được tiêm phòng để loại bỏ dại ra hết khỏi cộng đồng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Rabies https://www.healthline.com/health/rabies#symptoms Ngày truy cập: 16/07/2019
What you need to know about rabies https://www.medicalnewstoday.com/articles/181980.php Ngày truy cập: 16/07/2019
Rabies https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rabies/diagnosis-treatment/drc-20351826 Ngày truy cập: 16/07/2019
Rabies https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rabies/symptoms-causes/syc-20351821# Ngày truy cập: 16/07/2019
Rabies https://www.cdc.gov/rabies/index.html Ngày truy cập: 16/07/2019
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!