Những phương pháp điều trị bệnh than (nhiệt thán) là gì?

Phác đồ điều trị tiêu chuẩn cho bệnh này là một đợt dùng kháng sinh 60 ngày, với ciprofloxacin hoặc doxycycline. Loại kháng sinh hoặc sự kết hợp kháng sinh nào có hiệu quả sẽ tùy thuộc vào con đường nhiễm bệnh, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các yếu tố khác. Bác sĩ thường sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh với một loại thuốc khác truyền qua tĩnh mạch. Việc điều trị càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao.
Đến giai đoạn sau của bệnh, vi khuẩn thường sản sinh ra nhiều độc tố hơn mà thuốc kháng sinh không đủ để đem lại tác dụng. Ở Mỹ, các liệu pháp chống lại chất độc đã được triển khai. Thay vì tiêu diệt vi khuẩn, các thuốc trong liệu pháp này sẽ loại bỏ độc tố do vi khuẩn tiết ra. Tuy nhiên, các thuốc này vẫn được xem là đang thử nghiệm.
Một số trường hợp bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm được điều trị thành công nhờ phẫu thuật cắt bỏ mô nhiễm bệnh.
Biến chứng
Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh than (nhiệt thán) là gì?
Biến chứng nghiêm trọng nhất là tình trạng viêm diễn ra ở màng não và dịch não tủy, dẫn đến chảy máu ồ ạt (viêm màng não xuất huyết) và tử vong.
Có thể bạn quan tâm: Biến chứng nguy hiểm của suy thận độ 4
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh than là gì?
Các chuyên gia khuyến cáo dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở bất kỳ ai nghi ngờ đã tiếp xúc với bào tử vi khuẩn gây bệnh than. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt dùng các kháng sinh ciprofloxacin, doxycycline và levofloxacin để phòng ngừa bệnh phát triển sau khi phơi nhiễm ở cả người lớn và trẻ em.
Vắc-xin phòng bệnh than
Đã có loại vắc-xin phòng bệnh than cho người. Tuy loại vắc-xin này không chứa vi khuẩn sống và không dẫn đến nhiễm trùng nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ, từ đau nhức tại nơi tiêm cho đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Vắc-xin này không được dùng rộng rãi cho tất cả mọi người mà chỉ dành riêng cho quân nhân, các nhà khoa học nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh và những người làm trong các ngành nghề có nguy cơ lây nhiễm cao.
Tránh tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh
Nếu bạn sống hoặc du lịch đến quốc gia/ vùng lãnh thổ có tỷ lệ mắc bệnh than cao và gia súc chăn nuôi không được tiêm phòng thường xuyên, hãy tránh tiếp xúc với các động vật cũng như sản phẩm từ chúng càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng tránh ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ.
Khi có bất kỳ động vật nào chết, hãy xử lý chúng cẩn thận và thận trọng khi tiếp xúc với lông, da từ động vật.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!