Hở van 3 lá là một rối loạn trong đó van ba lá không đóng đủ chặt làm cho máu chảy ngược vào buồng tâm nhĩ khi tâm thất co bóp. Nếu tình trạng hở van 3 lá nhẹ, bạn có thể không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên. Nhưng khi hở van tiến triển nặng hơn hoặc bạn đang gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở… thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Những người bị bệnh hở van tim 3 lá có nguy cơ cao bị suy tim, rối loạn nhịp (rung tâm nhĩ), tăng áp động mạch phổi, xơ gan, viêm nội tâm mạc… làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của người bệnh. Để có thể phòng ngừa từ sớm, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm của hở van tim 3 lá.
Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không? Điểm qua từng biến chứng của bệnh
Ngay cả một người bình thường và khỏe mạnh vẫn có thể bị hở van tim 3 lá. Khi đó, bác sĩ gọi là hở van tim sinh lý, không nguy hiểm nên cũng không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu mức độ hở van lớn hơn, máu sẽ bị ứ lại trong tâm nhĩ thì người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng về lâu dài.
1. Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không tùy thuộc vào mức độ bệnh

Hở van tim ba lá được chia thành 4 mức độ nặng dần:
• Hở van tim tim ba lá 1/4: Hở van tim 3 lá nhẹ có nguy hiểm không? Hở van 3 lá nhẹ thường là hở van sinh lý, bạn không cần điều trị.
• Hở van 3 lá 1.5/4 và hở van 3 lá 2/4: Hở van 3 lá 1.5/4 có nguy hiểm không hay hở van tim 3 lá 2/4 có nguy hiểm không? Đây là mức độ hở van trung bình. Bạn có thể chưa cần điều trị nhưng cần tái khám định kỳ để theo dõi thường xuyên. Nếu kèm theo triệu chứng hoặc hậu quả của các bệnh lý như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim… thì mới cần điều trị.
• Hở van 3 lá 3/4 và hở 3.5/4: Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không? Đây là mức độ hở van nặng và khá nguy hiểm, các triệu chứng có thể rất nặng nề. Người bệnh thậm chí sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, khó khăn khi đi lại hoặc làm việc. Thậm chí, leo cầu thang, làm việc nhà cũng rất khó khăn.
• Hở van 3 lá 4/4: Đây là mức độ hở van nặng nhất. Nếu bệnh nhân không còn đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!