Việc nhận biết được các nguyên nhân gây tụt huyết áp sẽ đóng vai trò quan trọng giúp bạn biết cách phòng ngừa cũng như làm giảm triệu chứng của tình trạng này.
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương · Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115
Việc nhận biết được các nguyên nhân gây tụt huyết áp sẽ đóng vai trò quan trọng giúp bạn biết cách phòng ngừa cũng như làm giảm triệu chứng của tình trạng này.
Huyết áp gồm hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Bình thường, huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 90 đến dưới 130 mmHg trong khi huyết áp tâm trương rơi vào khoảng 60 đến dưới 90 mmHg.
Khi huyết áp của bạn giảm xuống dưới 90/60 mmHg, cụ thể là huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, thì được xem là tụt huyết áp hoặc hạ huyết áp. Lúc này, não và các cơ quan khác trong cơ thể có khả năng không nhận đủ máu để hoạt động bình thường và từ đó gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến người bệnh. Việc xác định được nguyên nhân tại sao bị tụt huyết áp có thể giúp bạn tìm cách xử lý và phòng ngừa tình trạng này hiệu quả hơn.
Vậy, vì sao bị tụt huyết áp? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân tụt huyết áp và cách ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này nhé!
Nguyên nhân hạ huyết áp có thể bao gồm những vấn đề như thay đổi tư thế, mất nước, tác dụng phụ của thuốc, vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như bệnh tim, rối loạn nội tiết tố, tình trạng thần kinh và mang thai.
Nhìn chung, tình trạng này được chia thành 3 dạng chính là hạ huyết áp thế đứng, hạ huyết áp qua trung gian thần kinh và hạ huyết áp nặng liên quan đến sốc, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân cơ bản khác nhau. Đồng thời, các vấn đề về cấu trúc tim và nhiều yếu tố nguy cơ cũng góp phần gây hạ huyết áp.
Hạ huyết áp thế đứng (hạ huyết áp tư thế) xảy ra khi huyết áp của bạn giảm đột ngột trong quá trình thay đổi vị trí cơ thể, thường là khi thay đổi từ tư thế ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng một cách nhanh chóng. Khi tình trạng này xuất hiện, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng tụt huyết áp như chóng mặt, mờ mắt hoặc thậm chí là ngất xỉu.
Thông thường, khi bạn ngồi dậy từ tư thế nằm hoặc đứng dậy sau khi ngồi lâu, trọng lực sẽ làm cho máu dồn xuống phần bụng và chân. Điều này làm giảm huyết áp trung tâm vì máu hạn chế hồi lưu về tim. Lúc này, các cơ quan thụ cảm áp suất trên thành mạch sẽ gửi tín hiệu đến các trung tâm ở não, hệ thống thần kinh trung ương phản ứng lại bằng cách báo hiệu cho tim đập nhanh hơn, đồng thời kích thích lớp cơ trơn trong thành động mạch co lại nhằm ổn định huyết áp.
Tuy nhiên, khi bị hạ huyết áp thế đứng, quá trình sinh lý trong cơ thể không xảy ra như bình thường, khiến lưu lượng máu đến não suy giảm, từ đó làm giảm huyết áp và gây các triệu chứng chóng mặt, choáng váng và hoa mắt, thậm chí là ngất xỉu.
Nhiều tình trạng khác cũng có thể là nguyên nhân tụt huyết áp thế đứng, bao gồm:
Hạ huyết áp thế đứng cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị cao huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE). Một số thuốc dùng để điều trị rối loạn cương dương và thuốc chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp.
Cuối cùng, hạ huyết áp thế đứng cũng có thể đơn giản chỉ là do ra ngoài khi trời nóng hoặc ngồi yên, đứng yên không vận động trong một thời gian dài.
Các vấn đề liên quan hệ thần kinh, đặc biệt là các rối loạn hệ thần kinh tự chủ, bao gồm hội chứng nhịp tim nhanh tư thế (POTS) và ngất do phản xạ thần kinh phế vị có thể là nguyên nhân bị tụt huyết áp sau thời gian đứng lâu. Căng thẳng về mặt cảm xúc cũng có thể là một tác nhân gây hạ huyết áp qua trung gian thần kinh.
Nguyên nhân tụt huyết áp qua trung gian thần kinh xảy ra khi sự liên kết giữa não và tim gặp hạn chế, từ đó gửi tín hiệu sai lệch rằng huyết áp của bạn đang cao. Điều này khiến cho tim hoạt động chậm lại nhằm làm giảm huyết áp nên càng khiến huyết áp tụt nặng nề hơn.
Bệnh thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật) và bệnh thần kinh ngoại biên, được đặc trưng bởi các tổn thương cấp tính hay mạn tính trên dây thần kinh, cũng có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh huyết áp.
Một số nguyên nhân tụt huyết áp nghiêm trọng liên quan đến sốc có thể dẫn đến hạ huyết áp thế đứng. Lúc này, tình trạng huyết áp sụt giảm nghiêm trọng hơn nhiều và hiếm khi có khả năng tự phục hồi về mức bình thường.
Các nguyên nhân gây sốc hạ huyết áp bao gồm:
Đối với một số người, huyết áp ở ngưỡng thấp đôi khi là một yếu tố cơ địa, không gây ra vấn đề gì quá nguy hiểm, trừ khi tình trạng này xảy ra đột ngột hoặc làm xuất hiện các triệu chứng khác. Trên thực tế, khi huyết áp duy trì được ở ngưỡng dưới bình thường, mọi người sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Đôi khi huyết áp có thể bị ảnh hưởng bởi chức năng hoặc cấu trúc của tim. Điều này dẫn đến hạ huyết áp thế đứng hoặc trong trường hợp nghiêm trọng gây sốc tim. Các vấn đề về tim có thể là nguyên nhân tụt huyết áp, bao gồm nhịp tim chậm, suy giảm chức năng co bóp của tim nên làm giảm thể tích máu cung cấp vào vòng tuần hoàn cơ thể.
Sự lão hóa cũng như quá trình tích tụ của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch có thể làm thu hẹp mạch máu và làm giảm lưu lượng máu đến tim và não. Đây cũng có thể là nguyên nhân tại sao bạn bị tụt huyết áp.
Huyết áp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục và tuổi tác của bạn. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây hạ huyết áp bao gồm:
Hiểu rõ lý do tụt huyết áp hay tại sao lại bị tụt huyết áp sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa hiệu quả. Sau đây là một số cách có thể giúp bạn giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng tụt huyết áp:
Bạn có thể quan tâm: Tụt huyết áp nên uống gì? 6 loại thức uống dễ làm tại nhà
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân tụt huyết áp và cách phòng ngừa thích hợp. Khi có dấu hiệu tụt huyết áp, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn điều trị thích hợp nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!