backup og meta

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Nhịp tim của chúng ta có thể thay đổi trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, tần số tim đo được phải là một chỉ số dao động trong một khoảng bình thường. Ngược lại, một số người thường xuyên có nhịp tim nhanh sẽ lo lắng không biết nhịp tim 110 có nguy hiểm không? Cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Thông thường, nhịp tim lúc nghỉ ngơi, không hoạt động của người trưởng thành sẽ duy trì trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Vậy, nhịp tim 110 là cao hay thấp hay nhịp tim 110 có cao không? Nhịp tim trên 100 nhịp một phút khi bạn đang nghỉ ngơi được xem là cao và được chẩn đoán là nhịp tim nhanh.

Nhịp tim 110 lần/phút có nguy hiểm không thì câu trả lời là chưa hẳn? Nhịp tim nhanh 110 lần/phút trong khi tập thể dục, đang vận động gắng sức hoặc khi bạn căng thẳng, lo lắng là điều bình thường. Mức nhịp tim này có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc biến chứng nào và sẽ nhanh chóng cải thiện khi được nghỉ ngơi, thư giãn ngay sau đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này cũng có thể kéo dài và gây ra nhiều triệu chứng cùng biến chứng nguy hiểm.

nhịp tim 110 có nguy hiểm không? khi nào nguy hiểm?

Nhịp tim 110 khi nào nguy hiểm?

Đáp án cho việc nhịp tim 110 lần/phút có nguy hiểm không sẽ là CÓ nếu như nó dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gồm:

  • Thường xuyên ngất xỉu hoặc choáng váng
  • Tim không có khả năng bơm đủ máu (suy tim)
  • Hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ, thường liên quan đến tình trạng loạn nhịp tim như do rung nhĩ
  • Đột tử do ngừng tim đột ngột, thường liên quan đến nhịp nhanh thất hoặc rung thất.

Nhịp tim 110 lần/phút có nguy hiểm không, khi nào dẫn đến 4 biến chứng kể trên thì dạng nhịp tim nhanh mà bạn gặp phải, thời gian diễn ra, có bệnh lý tim mạch khác hay không sẽ quyết định điều này. Các dạng nhịp tim nhanh tiềm tàng nguy cơ đe dọa tính mạng bao gồm:

Rung thất (Rung tâm thất)

Một loại nhịp tim nhanh 110 lần/phút được gọi là rung tâm thất, xảy ra khi các tín hiệu điện trong tim hỗn loạn, tâm thất làm ổ phát nhịp thay vì co bóp nhịp nhàng theo chủ nhịp từ nhĩ như bình thường. Bởi vì nhịp từ thất khiến tim co bóp không hiệu quả, máu không bơm ra được khỏi tim, người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng trụy tuần hoàn, tụt huyết áp và có thể ngừng tim đột ngột.

Nếu không kịp thời can thiệp trong vài phút, bệnh nhân có thể tử vong. Hầu hết những người bị rung tâm thất đều có bệnh tim tiềm ẩn hoặc đã trải qua chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như bị sét đánh.

Nhịp nhanh thất

Đây là tình trạng nhịp tim nhanh 110 lần/phút bắt đầu ở tầng dưới của tim (tâm thất). Tâm thất co bóp nhanh hơn bình thường nên chưa kịp đổ đầy máu, không đủ lượng máu bơm vào vòng tuần hoàn chung, đi đến các cơ quan trong cơ thể.

Nhịp tim 110 lần/phút có nguy hiểm không nếu ở dạng này? Các cơn nhịp nhanh thất có thể ngắn, chỉ kéo dài vài giây rồi tự ra cơn mà không cần can thiệp và cũng không gây hại gì. Tuy nhiên, nếu nhịp tim nhanh thất kéo dài hơn vài giây thì có thể gây trụy tuần hoàn và nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân có thể có cảm giác hồi hộp, choáng váng và ngất xỉu khi xuất hiện cơn nhịp tim nhanh trên thất kịch phát, rung thất đe dọa tính mạng.

Rung nhĩ, cuồng nhĩ

Rung nhĩ là loại nhịp tim nhanh phổ biến nhất trong cộng đồng. Các tín hiệu điện hỗn loạn, không đều trong các buồng trên của tim (tâm nhĩ) gây ra nhịp nhĩ nhanh.

Cuồng nhĩ tương tự như rung nhĩ, nhưng nhịp tim có tổ chức hơn. Các đợt cuồng nhĩ có thể nhẹ và tự ra cơn, chỉ một số ít trường hợp có thể cần điều trị. Tuy nhiên, nguy cơ mắc phải biến cố thuyên tắc mạch máu như đột quỵ ở các trường hợp cuồng nhĩ so với rung nhĩ là tương tự nhau.

Nhịp tim nhanh 110 lần/phút có nguy hiểm không thì câu trả lời là không, nhưng cần phải thận trọng theo dõi và điều trị. Nhịp tim trong rung nhĩ có thể lên đến 150-200 nhịp/phút, cuồng nhĩ có thể lên đến 300 nhịp/phút, đẩy người bệnh đến gần với biến chứng rối loạn huyết động cũng như đối diện với nguy cơ huyết khối đột quỵ bất cứ lúc nào.

Lối sống góp phần cải thiện nhịp tim

nhịp tim 110 có nguy hiểm không? cách cải thiện?

Hiểu rõ nhịp tim 110 lần/phút có nguy hiểm không sẽ giúp bạn chủ động thực hiện thay đổi lối sống để điều hòa nhịp tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Một số lời khuyên sau đây có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, bao gồm cả tình trạng nhịp tim nhanh:

  • Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc, sữa ít béo, trái cây và rau củ quả; hạn chế muối, đường, chất béo động vật, thực phẩm chế biến sẵn hay đồ qua chiên xào nhiều lần.
  • Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút trong hầu hết các ngày.
  • Giữ cân nặng vừa phải bằng chế độ ăn uống và tập luyện.
  • Giữ huyết áp và cholesterol, đường huyết trong tầm kiểm soát, dùng thuốc đầy đủ nếu được bác sĩ kê đơn.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Hạn chế rượu, cà phê và chất kích thích.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và làm những việc yêu thích để giảm căng thẳng.
  • Tuân thủ mọi chỉ định từ bác sĩ.

Hi vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc nhịp tim 110 lần/phút có nguy hiểm không để biết cách chủ động thăm khám, điều trị từ sớm, phòng tránh các biến cố đáng tiếc có thể xảy ra.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tim đập nhanh có nguy hiểm không. https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/tim-ap-nhanh-co-nguy-hiem-khong?inheritRedirect=false. Ngày truy cập: 17/05/2023

Tachycardia. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tachycardia/symptoms-causes/syc-20355127. Ngày truy cập: 17/05/2023

Tachycardia. https://www.heart.org/en/health-topics/arrhythmia/about-arrhythmia/tachycardia–fast-heart-rate. Ngày truy cập: 17/05/2023

Tachycardia. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22108-tachycardia. Ngày truy cập: 17/05/2023

Tachycardia. https://www.sparrow.org/departments-conditions/conditions/tachycardia. Ngày truy cập: 17/05/2023

Should I worry about my fast pulse? https://www.health.harvard.edu/heart-health/should-i-worry-about-my-fast-pulse. Ngày truy cập: 17/05/2023

What is a normal pulse rate? https://www.bhf.org.uk/informationsupport/heart-matters-magazine/medical/ask-the-experts/pulse-rate. Ngày truy cập: 17/05/2023

Phiên bản hiện tại

29/05/2023

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Công thức tính nhịp tim: Cách tính đơn giản và chính xác

Nhịp tim bao nhiêu là tốt nhất và làm sao để duy trì?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 29/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo