Một số loại thức ăn nhất định có thể làm nặng thêm triệu chứng rối loạn nhịp tim.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tránh sử dụng một số loại thực phẩm gây ra rối loạn nhịp tim. Để giữ tim khỏe mạnh, hãy cố gắng ăn các loại thức ăn có lợi cho tim mạch.
Nhiều người cho rằng caffeine gây ra rối loạn nhịp tim. Đó là một loại chất kích thích, nó có thể làm gia tăng nhịp tim và khiến bạn cảm thấy tim mình bị hồi hộp trống ngực, ngoại tâm thu. Phần lớn người mắc triệu chứng rối loạn nhịp tim không cần tránh sử dụng sô-cô-la, cà phê, trà hoặc nước ngọt.
Tránh sử dụng các loại thực phẩm và thức uống làm nặng thêm triệu chứng rối loạn nhịp tim
Ăn uống một số loại thực phẩm và thức uống nhất định có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Hãy nhận biết được thành phần nào có ảnh hưởng đến rối loạn nhịp tim và tránh sử dụng chúng. Thông thường, sử dụng một lượng nhỏ của bất kỳ loại thức ăn nào sẽ không dẫn đến rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, với hàm lượng lớn hơn, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tim bạn và khiến cho triệu chứng rối loạn nhịp tim xảy ra hoặc biến chứng xấu hơn. Những loại thực phẩm dưới đây có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về khẩu phần của mình.
Chất cồn
Chất cồn có thể gây ra rối loạn nhịp tim với những người có tim mạch bình thường và gây ra các tình trạng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Người uống nhiều bia rượu có thể gặp vấn đề về tim mạch (bệnh cơ giãn tim do rượu). Khi điều này xảy ra, họ có thể mắc phải nhiều triệu chứng rối loạn nhịp tim khác nhau như rung nhĩ, cuồng nhĩ và nhịp nhanh thất. Tim sẽ trở lại bình thường nếu người đó ngưng sử dụng chất cồn và nguy cơ rối loạn nhịp tim định kỳ cũng sẽ giảm xuống. Chất cồn có thể trực tiếp làm hại tế bào tim và tăng nhịp đập tim cũng như thúc đẩy nhịp tim nhanh trên thất. Rung tâm nhĩ có thể xảy ra sau khi uống bia quá độ.
Ăn kiêng: hãy thận trọng!
Nhiều chế độ ăn kiêng có thể gây hại cho tim nếu bạn mắc phải triệu chứng rối loạn nhịp tim. Chế độ ăn kiêng dựa trên chất lỏng hoặc phác đồ protein cao có thể ảnh hưởng đến sự tập trung chất điện phân trong dòng chảy của máu. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hệ thống điện tim, vì hệ thống này phụ thuộc vào các chất điện phân để hoạt động. Nếu bạn đã từng bị rối loạn nhịp tim trong quá khứ, hãy cẩn trọng khi ăn kiêng. Nhằm tránh tái phát những rối loạn này, bạn luôn luôn tìm đến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống của mình.
Dược phẩm từ thảo dược
Khi được sử dụng ở liều cao, cây ma hoàng (ephedra) – một loại thảo được thường được sử dụng để trị cảm lạnh và dị ứng hoặc nâng cao khả năng thể thao – có thể gây ra sự tăng trưởng mạnh của áp suất máu cũng như rối loạn nhịp tim. Cam thảo có thể gây tăng huyết áp. Loại thảo dược này đã được liên kết với các triệu chứng đau tim, chứng đột quỵ và một số ca tử vong.
[embed-health-tool-heart-rate]