backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Uống nước chanh giảm mỡ máu có hiệu quả không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 25/03/2024

Uống nước chanh giảm mỡ máu có hiệu quả không?

Mỡ trong máu uống gì hết thì chanh là một trong những nguyên liệu được đề cập phổ biến. Tuy nhiên, chưa có nhiều người biết đến hiệu quả thực sự của việc uống nước chanh giảm mỡ máu và cách uống như thế nào là đúng.

Nếu bạn đang quan tâm đến những cách điều trị máu nhiễm mỡ tại nhà thì đừng bỏ qua bài viết này. Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị về mẹo sử dụng chanh để hạ mỡ máu.

Uống nước chanh có giảm mỡ máu không?

Chanh ta có tên khoa học là Citrus aurantifolia, thuộc họ Cam. Mùa ra quả nhiều nhất của chanh là từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Nước chanh chiếm 23-95% trọng lượng quả, chứa acid citric (6,56-7,84%), đường toàn phần (0,26-4,13%), protein, dầu béo, muối khoáng, vitamin B1, C. 

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh – Câu trả lời chắc chắn có nước chanh.

Uống nước chanh giảm mỡ máu không chỉ là kinh nghiệm dân gian mà đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Chanh và các trái cây họ cam quýt khác có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol trong máu. 

uống nước chanh giảm mỡ máu có tốt không

Hiệu quả khi uống nước chanh giảm mỡ máu là do:

  • Một số nghiên cứu về tác dụng của hỗn hợp tỏi và nước chanh cho thấy chúng giảm đáng kể triglycerid, LDL cholesterol và huyết áp ở những người bị mỡ máu cao. Ăn nửa đến một tép tỏi mỗi ngày làm giảm mức cholesterol khoảng 10% do giảm hấp thu cholesterol và ức chế tổng hợp axit béo. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác định liều lượng tỏi và nước chanh phù hợp. Hiệu quả cũng khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi tác và mức độ mỡ máu cao của từng người.
  • Ở một nghiên cứu khác, bệnh nhân ăn tỏi luộc và chanh Shirazi (bằng cách đun hỗn hợp tỏi và nước chanh với nước) trong mỗi bữa ăn, liên tục 3 tuần giảm được đáng kể nồng độ lipid trong máu.
  • Uống nước chanh giảm mỡ máu nhờ nước chanh có chứa nhiều flavon erycosytryn và hesperidin, có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể.
  • Chanh đã được chứng minh giúp hạ huyết áp tâm thu ở những người Nhật uống nước chanh thường xuyên. Điều này có lợi cho bệnh nhân tim mạch nói chung, bao gồm cả người bị mỡ máu cao.

Ngoài ra, phần cùi trắng của quả chanh giàu pectin. Đây là một loại chất xơ hòa tan, giúp giảm LDL cholesterol, làm bạn no lâu nên ít thấy đói hoặc thèm ăn. Pectin cũng làm chậm hấp thu đường từ thức ăn vào cơ thể, ngăn ngừa tăng đường huyết sau khi ăn. Những người thừa cân sử dụng chanh nguyên trái sẽ rất hiệu quả.

Cách pha nước chanh giảm mỡ máu

cách pha nước chanh giảm mỡ máu

Bạn có thể thực hiện pha và uống nước chanh giảm mỡ máu như sau:

  • Vắt 1 trái chanh lấy nước cốt, pha cùng nước lọc và một chút mật ong cho dễ uống; uống vào buổi sáng. Nhiều bạn cũng thắc mắc uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không. Thực tế, mật ong không làm tăng mỡ máu mà còn mang lại nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này. Đó là chưa kể nước chanh mật ong còn mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm cân khi dùng đúng cách. 
  • Pha nước cốt của 2-3 quả chanh vào nửa lít nước lọc, để uống trong ngày
  • Ăn 4 tép tỏi mỗi ngày kết hợp với 1 thìa nước cốt chanh
  • Đun tỏi với cả quả chanh lấy nước cốt uống mỗi ngày

Lưu ý: Bạn cần sử dụng tỏi tươi, dùng bột tỏi không có hiệu quả.

Bên cạnh việc uống nước chanh giảm mỡ máu, nhiều người truyền tai nhau cách làm chanh, tỏi, gừng chữa mỡ máu nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả khi dùng chung cả 3 loại này.

Dù vậy, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ gừng cải thiện đáng kể mỡ máu, bao gồm giảm chất béo trung tính, giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL cholesterol và tăng HDL cholesterol. Bổ sung gừng cũng giúp giảm đáng kể chỉ số khối cơ thể BMI. Bạn có thể đưa cả 3 nguyên liệu này vào chế độ ăn uống hằng ngày nhằm hỗ trợ cải thiện mỡ máu.

Trên đây là gợi ý của Hello Bacsi về hiệu quả và lợi ích của cách uống nước chanh giảm mỡ máu. Bạn có thể tham khảo để đưa vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu có vấn đề về dạ dày, bạn nên thận trọng khi sử dụng nước cốt chanh vì có thể khiến triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 25/03/2024

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo