Bạn nên có thông tin cơ bản về huyết áp kẹp là gì, huyết áp kẹt có nguy hiểm không, thuốc điều trị và cách xử trí để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Tìm hiểu chung
Huyết áp kẹt là gì?
Huyết áp được xác định qua hai số đo là huyết áp tâm thu (áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đập) và huyết áp tâm trương (áp lực mà máu tác động lên thành động mạch trong khi tim đang nghỉ giữa các nhịp đập). Vì vậy, số đo huyết áp bao giờ cũng được ghi dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương, ví dụ như 120/70mmHg.
Huyết áp kẹt, hay cũng có thể gọi là huyết áp kẹp, xảy ra khi huyết áp tâm thu giảm hoặc huyết áp tâm trương tăng, khiến cho hiệu số giữa hai chỉ số này ≤ 20mmHg (hoặc nhiều tài liệu là ≤ 25mmHg).

Triệu chứng
Những triệu chứng của huyết áp kẹt (huyết áp kẹp)
Triệu chứng huyết áp kẹt (huyết áp kẹp) khá giống với huyết áp thấp. Tình trạng này xảy ra khi hoạt động bơm máu của tim bị suy giảm nghiêm trọng hay có bất kỳ nguyên nhân nào gây rối loạn chức năng tuần hoàn ngoại vi với các biểu hiện như sau:
- Đau đầu, hoa mắt, choáng váng, chóng mặt
- Tức ngực, khó thở, hụt hơi, thở nông
- Suy giảm trí nhớ, kém tập trung
- Giữ thăng bằng kém
- Ớn lạnh
- Khó ngủ
- Mệt mỏi
- Ngủ gà, li bì
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!