backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không?

Thông tin kiểm chứng bởi: Lương Lan


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 17/10/2023

    Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không?

    Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý hiếm được biết đến với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Trong đó, nhiều bệnh nhân cao huyết áp vẫn dùng loại dược liệu này như một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ làm giảm huyết áp cao. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không, nên dùng không? Cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

    Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không?

    Huyết áp thấp (hay hạ huyết áp, tụt huyết áp) ít khi gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt vẫn có thể khiến bệnh nhân chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm, đe dọa tính mạng.

    Đông trùng hạ thảo được chứng minh có công dụng hạ huyết áp thông qua tác dụng làm giãn mạch máu. Vậy, người huyết áp thấp có uống được đông trùng hạ thảo không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Mặc dù đông trùng hạ thảo được chứng minh là có tác dụng làm giảm huyết áp nhưng cũng giúp làm tăng lưu lượng máu nhờ khả năng làm giãn mạch và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể nên cũng tốt cho người huyết áp thấp.

    Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch có thể kể đến như:

    • Cải thiện mức năng lượng, chống mệt mỏi.
    • Cải thiện lưu lượng máu đến mạch vành và tăng tuần hoàn máu não.
    • Khắc phục những bất thường trong các cơn co thắt tim (còn được gọi là tình trạng rối loạn nhịp tim).
    • Tăng cường hơn 60% cung lượng máu đến tim ở bệnh nhân bị suy tim mạn tính.
    • Giảm đáng kể độ nhớt của máu và mức độ fibrinogen, giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.
    • Giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim, mang lại tác dụng chống thiếu oxy cho cơ tim.
    • Ngăn ngừa kết tập tiểu cầu, hỗ trợ phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch ở người huyết áp thấp.

    Ngoài ra, đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, chẳng hạn như:

    • Bồi bổ cơ thể nhờ bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng bao gồm nhiều loại axit amin thiết yếu, các vitamin như B1, B2, B12 và K, các loại carbohydrate khác nhau như monosacarit, oligosacarit và các loại polysacarit, protein, sterol, nucleoside quan trọng, cũng như các nguyên tố vi lượng khác.
    • Tăng cường sức chịu đựng thể chất cho người lớn tuổi và các vận động viên nhờ tăng năng lượng.
    • Kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm, chống oxy, ngăn ngừa ung thư.
    • Tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa đường huyết.
    • Hỗ trợ chức năng tình dục và chống lão hóa.
    • Tốt cho gan, thận, phổi và cả hệ thần kinh.

    Cách sử dụng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp

    cách dùng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp

    Người bị bệnh huyết áp thấp được khuyên nên dùng đông trùng hạ thảo ngâm mật ong. Hỗn hợp này không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn giúp người bệnh giảm mệt mỏi, ăn uống ngon miệng và có giấc ngủ sâu hơn.

    Cách sử dụng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp như sau:

    newsletter banner
  • Sử dụng 100 gram đông trùng hạ thảo tươi hoặc 20 gram ở dạng khô ngâm cùng với khoảng 1 lít mật ong nguyên chất.
  • Sau khoảng 7 ngày (đối với dạng khô) và 15 – 30 ngày (đối với dạng tươi) là có thể dùng được.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 5 ml hỗn hợp đông trùng hạ thảo ngâm mật ong pha loãng với nước ấm để uống trực tiếp.
  • Uống vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thu tốt nhất.
  • Đông trùng hạ thảo được coi là an toàn và không gây độc hại. Các nhà nghiên cứu khuyên nên dùng đông trùng hạ thảo khoảng 3 – 4,5 gram/ngày là đủ, ngoại trừ những bệnh nhân mắc bệnh gan nặng.

    Những lưu ý khác khi dùng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp

    lưu ý khi dùng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp

    Tuy được đánh giá là an toàn và mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đông trùng hạ thảo không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, người huyết áp thấp nên tuân thủ điều trị được bác sĩ chỉ định, duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát tốt huyết áp.
  • Liều dùng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có thể thay đổi tùy vào bệnh lý nền mắc phải và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Một số báo cáo cho thấy các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng đông trùng hạ thảo bao gồm: khô miệng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Nếu gặp một trong những triệu chứng trên, hãy lập tức ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
  • Một số báo cáo về tình trạng ngộ độc chì ở những bệnh nhân dùng đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, nồng độ chì trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng dùng.
  • Không dùng đông trùng hạ thảo cho những bệnh nhân có phản ứng dị ứng, những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ hệ thống và bệnh đa xơ cứng.
  • Thận trọng khi sử dụng đông trùng hạ thảo đối với những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống vi-rút và bệnh nhân tiểu đường.
  • Độ an toàn khi dùng đông trùng hạ thảo ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, những người mắc bệnh gan hoặc thận nặng vẫn chưa được chứng minh nên cần hết sức thận trọng khi dùng.
  • Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không?”. Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu tự nhiên được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Việc sử dụng loại dược liệu này là một liệu pháp hỗ trợ giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ để được tư vấn, điều trị nếu cần thiết.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Lương Lan


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 17/10/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo