Công dụng của giấm táo từ lâu đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giấm táo còn có tác dụng điều trị cao huyết áp.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Công dụng của giấm táo từ lâu đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giấm táo còn có tác dụng điều trị cao huyết áp.
Hàng trăm năm qua, giấm táo được biết đến là một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả và ít tốn kém chi phí nhất – từ việc chữa viêm họng cho đến chữa cháy nắng hay xử lý vết cắn của côn trùng. Bên cạnh đó, nó thậm chí còn được sử dụng trong việc giúp cơ thể cân bằng cách hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Vậy mối liên hệ giữa giấm táo và cao huyết áp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau nhé.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng bạn và người thân nên tự trang bị kiến thức để đối mặt với cao huyết áp. Huyết áp là áp suất do tim tạo ra nhằm bơm máu đi khắp cơ thể. Trong quá trình máu lưu thông, lực này tác động đáng kể lên thành động mạch. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ giải thích mức độ phổ biến hiện nay của căn bệnh này như sau:
Giấm táo lâu nay vẫn được xem là một loại thuốc phổ biến với khả năng điều trị nhiều bệnh lý hay tình trạng sức khỏe, bao gồm chứng khó chịu ở dạ dày, tăng cholesterol hay viêm họng. Phương pháp này vốn xuất hiện từ rất lâu. Bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates đã sử dụng giấm táo để chăm sóc vết thương.
Bên cạnh đó, vào thế kỷ thứ X, các pháp y đã sử dụng giấm táo kết hợp với lưu huỳnh như một loại dung dịch khử trùng giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong quá trình khám nghiệm tử thi.
Các nghiên cứu cho thấy công dụng của giấm táo còn có thể đối phó với cao huyết áp. Đây là một phương án khả thi vì loại giấm này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức huyết áp của bạn ở phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, cách này nên được phối hợp chung với các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc tăng huyết áp hay xây dựng thói quen lành mạnh. Bạn cần nhớ rằng giấm táo tuy mang lại lợi ích sức khỏe khá nhiều nhưng nó căn bản không phải là thuốc chữa bệnh.
Thực tế, các nhà nghiên cứu mới chỉ bắt đầu xem xét cơ chế hạ huyết áp của giấm táo hoạt động như thế nào. Hầu hết các đề tài chỉ mới tiến hành thí nghiệm trên động vật chứ chưa được phép đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng giấm táo thực sự hữu dụng trong việc điều trị cao huyết áp.
Thành phần chủ yếu trong giấm táo là axit axetic. Trong một nghiên cứu, những con chuột có huyết áp cao đã được cho uống giấm táo trong một thời gian dài. Kết quả cho thấy những con chuột này đều có hiện tượng hạ huyết áp cũng như số lượng enzyme renin ít hơn so với chuột bình thường. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng axit axetic cũng có khả năng hỗ trợ hấp thụ canxi.
Hạ đường huyết cũng có thể được xem là một giải pháp hạ huyết áp. Theo kết quả từ một nghiên cứu gần đây, thuốc kê đơn Merformin dùng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đượng bằng cách hạ nồng độ glucose trong máu cũng có khả năng hạ huyết áp. Giấm táo cũng từng được chứng minh có thể hạ đường huyết ở chuột, từ đó một số chuyên gia cho rằng đây là cơ chế hạ huyết áp của giấm táo. Tuy nhiên, giả thiết này cần được nghiên cứu sâu hơn để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.
Cao huyết áp và béo phì là hai loại bệnh lý thường xuyên đi chung với nhau. Sử dụng giấm táo thay vì các loại dầu hay sốt chứa nhiều chất béo và muối là một thay đổi tích cực và hiệu quả cho chế độ ăn kiêng lành mạnh. Giảm bớt hàm lượng natri cơ thể hấp thụ không chỉ giúp bạn kiểm soát huyết áp mà còn có thể giảm số đo vòng eo. Giấm táo hoạt động tốt nhất nếu bạn phối hợp nó cùng các loại thực phẩm giàu kali như rau bó xôi và bơ.
Một nghiên cứu năm 2012 với 19 tình nguyện viên tham gia cho thấy kết quả sử dụng giấm táo sau tám tuần dẫn đến mức cholesterol giảm đáng kể. Hàm lượng cholesterol trong máu cao kèm theo tăng huyết áp là mối hiểm họa khôn lường của bệnh tim mạch. Chúng có thể hủy hoại các mạch máu và hệ tim mạch với tốc độ không ngờ. Bạn có thể sử dụng giấm táo để hạ mức cholesterol cũng như huyết áp xuống cùng lúc.
Bây giờ thì hẳn bạn đang suy nghĩ tìm cách bổ sung thêm giấm táo vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên dùng khoảng ba muỗng cà phê với nồng độ dao động trong khoảng 3 – 9%. Giấm thật sự rất khó nuốt nếu uống bởi mùi axit đặc trưng của nó không hề dễ chịu chút nào.
Một sáng kiến nhằm giải quyết vấn đề này là bạn nên dùng chung giấm táo với các nguyên liệu khác để át bớt hương vị của nó. Sau đây là một vài phương pháp đáng để thử:
Ngoài ra, bạn có thể muốn áp dụng một số biện pháp ăn kiêng để hỗ trợ quá trình hạ huyết áp diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát hàm lượng natri mà cơ thể hấp thụ, tránh để nó vượt mức quy định.
Bạn nên lựa chọn những món ăn ít natri, chẳng hạn như nước dùng gà hoặc nước tương. Hãy hạn chế dùng món ăn đã chế biến sẵn. Đối với các món thức ăn nhanh chứa nhiều muối như súp hay hamburger, bạn có thể tự tay làm chúng từ nguyên liệu thô để kiểm soát lượng muối mà bạn sẽ ăn.
Nếu bạn được chẩn đoán bị cao huyết áp, điều quan trọng là tuân theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ để đối phó thành công với căn bệnh này. Bạn hãy uống thuốc đều đặn theo quy định và xây dựng cho mình những thói quen lành mạnh.
Một công dụng của giấm táo vừa được khám phá là khả năng hỗ trợ hạ huyết áp, dù cho việc này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về cơ chế hoạt động của nó nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất.
Mặt khác, theo thống kê hiện nay, việc sử dụng giấm táo với liều lượng vừa phải không gây bất kỳ rủi ro nào liên quan đến sức khỏe.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!