backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Huyết áp 140/100 có cao không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

Huyết áp 140/100 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe và hoạt động của hệ tuần hoàn. Hiểu rõ về ý nghĩa và giới hạn của chỉ số này có thể giúp bạn đánh giá xem liệu huyết áp 140/100 có cao hay không.

Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Huyết áp cao là bao nhiêu và huyết áp 140/100 có cao hay không? Cùng HelloBacsi tìm hiểu ngay.

Huyết áp 140/100 có cao không?

Trước khi tìm hiểu huyết áp 140/100 có cao không thì bạn cần nắm rõ chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường và bao nhiêu là nguy hiểm. Bởi huyết áp cao là một tình trạng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Theo đó, để theo dõi chỉ số huyết áp, người ta sẽ dựa trên phân độ tăng huyết áp cụ thể như sau:

Chỉ số huyết áp Tình trạng
Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
< 120  < 80 Huyết áp tối ưu
120 – 129  và/hoặc 80 – 84 Huyết áp bình thường
130 – 139  và/hoặc 85 – 89 Tiền tăng huyết áp
140 – 159 và/hoặc 90 – 99 Tăng huyết áp độ 1
160 – 179 và/hoặc 100 – 109 Tăng huyết áp độ 2
≥ 180 và/hoặc ≥ 110 Tăng huyết áp độ 3
≥ 140 < 90 Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Huyết áp 140/100 tức là huyết áp tâm thu đạt 140mmHg và huyết áp tâm trương ở mức 100mmHg. Nếu so sánh với bảng trên, huyết áp tâm thu 140mmHg được xếp là tăng huyết áp độ 1, trong khi đó huyết áp tâm trương ở mức 100mmHg thì đã lên đến tăng huyết áp độ 2.

Theo hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp tại Việt Nam, nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. Vì vậy, nếu bạn thắc mắc “Huyết áp 140/100 có cao không?” thì câu trả lời là cao và được xác định là tăng huyết áp độ 2.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

huyết áp 140/100 có cao không và biến chứng

Trên thực tế, khi đo thấy huyết áp 140/100mmHg nhiều lần thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay. Bởi như đã đề cập ở trên, với mức huyết áp này, bạn có thể đã bị tăng huyết áp độ 2. Đây là một tình trạng nguy hiểm cần được thăm khám, chăm sóc và điều trị càng sớm càng tốt.

Tăng huyết áp không được điều trị có thể gây bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh thận, tổn thương mắt…

Đặc biệt, khi đo thấy huyết áp cao và gặp các triệu chứng sau đây, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Thở hụt hơi
  • Đau đầu
  • Đau, nặng ngực
  • Mắt mờ
  • Tim đập nhanh
  • Lo lắng, căng thẳng
  • Chóng mặt
  • Chảy máu mũi
  • Nôn mửa.

Bạn có thể quan tâm:

Huyết áp 140/100 có cao không và khi nào nên uống thuốc?

Huyết áp 140/100 được xem là cao và trong nhiều trường hợp phải điều trị bằng thuốc. Việc có cần dùng thuốc tăng huyết áp hay không và dùng loại thuốc nào sẽ do bác sĩ chỉ định tùy vào yếu tố nguy cơ tim mạch là nhiều hay ít và tình trạng sức khỏe tổng thể mà bạn hiện có.

huyết áp 140/100 có cao không và khi nào nên dùng thuốc?

Đối với những người bị tăng huyết áp độ 2 không có hoặc chỉ có 1-2 yếu tố nguy cơ tim mạch, người bệnh cần tích cực thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu không thể ổn định được huyết áp, bệnh nhân mới được chỉ định phải dùng thuốc.

Trong khi đó, người bệnh tăng huyết áp độ 2 có từ 3 yếu tố nguy cơ tim mạch trở lên, mắc các hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường hoặc bị tổn thương cơ quan đích thì phác đồ điều trị sẽ bao gồm việc sử dụng thuốc. Trường hợp bệnh nhân đã có bệnh tim mạch hoặc bệnh thận mạn thì cần dùng thuốc ngay.

Bên cạnh đó, dù trong bất kỳ trường hợp nào thì người bệnh cũng cần tích cực thay đổi lối sống và tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Những thay đổi trong lối sống giúp ổn định huyết áp

Như đã thấy, dù huyết áp 140/100 có cao không và có phải dùng thuốc điều trị hay không thì người bệnh tăng huyết áp vẫn cần thay đổi lối sống để giúp ổn định chỉ số huyết áp. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy thực hiện những thay đổi trong lối sống sau đây để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra:

huyết áp 140/100 có cao không và làm sao để ổn định huyết áp?

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Để giữ huyết áp ở mức ổn định, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Tập trung bổ sung trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Giảm lượng natri tiêu thụ: Natri (muối) có tính hút nước và có khả năng gây co mạch. Điều này sẽ càng làm tăng huyết áp. Vì vậy, người bị tăng huyết áp cần giảm lượng natri tiêu thụ dưới 1500mg mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Việc giảm cân và duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm ổn định huyết áp cũng như mức cholesterol trong máu. 
  • Vận động thể chất phù hợp: Khi bị tăng huyết áp, bạn nên cố gắng duy trì vận động thể chất thường xuyên với các hoạt động đơn giản như đi bộ, đạp xe đạp…
  • Hạn chế rượu bia, caffeine và thuốc lá
  • Giải tỏa căng thẳng.

Như vậy, để xác định chỉ số huyết áp 140/100 có cao không thì bạn cần biết huyết áp bao nhiêu là bình thường và cao là bao nhiêu. Khi thấy huyết áp cao đến 140/100 mmHg sau nhiều lần đo thì bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay vì có khả năng bạn đã bị tăng huyết áp độ 2. Lúc này, để điều trị, bạn sẽ phải kết hợp giữa việc thay đổi lối sống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ cũng như dùng thuốc hạ huyết áp khi cần theo chỉ định của bác sĩ.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo