backup og meta

Thủng dạ dày có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Thủng dạ dày có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Thủng dạ dày là một tình trạng sức khỏe cần được cấp cứu y tế ngay lập tức vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Người bị thủng dạ dày có cơ hội hồi phục cải thiện khi được chẩn đoán và điều trị sớm.

Ngay cả khi phẫu thuật, nhiễm trùng là biến chứng phổ biến nhất của tình trạng này. Nhiễm trùng có thể ở bên trong ổ bụng (áp-xe ổ bụng hoặc viêm phúc mạc), hoặc khắp toàn bộ cơ thể (nhiễm trùng máu). Nhiễm trùng máu có thể rất nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về tình trạng thủng dạ dày và các vấn đề liên quan.

Tìm hiểu chung

Thủng dạ dày là tình trạng gì?

Thủng dạ dày, còn được gọi là dạ dày bị vỡ, khi thành dạ dày xuất hiện một cái lỗ. Tình trạng thủng dạ dày xảy ra khi có một hoặc nhiều lỗ trên dạ dày, có thể do một số bệnh khác nhau, bao gồm cả viêm ruột thừaviêm túi thừa. Thủng dạ dày hay vỡ dạ dày cũng có thể là kết quả của chấn thương, như chấn thương do dao hoặc súng gây ra. Lỗ thủng cũng có thể xảy ra trong túi mật, lúc này bạn có thể gặp phải những triệu chứng tương tự như triệu chứng của thủng dạ dày.

Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thủng dạ dày là gì?

Thủng dạ dày có nhiều triệu chứng, bao gồm:

Khi bạn đã có một lỗ thủng dạ dày và bị viêm phúc mạc, vùng bụng sẽ cảm thấy rất mềm, nhũn. Cơn đau thường nặng hơn khi người khác chạm vào hoặc sờ nắn quanh khu vực đó hoặc trong khi bạn di chuyển. Bạn cảm thấy bớt đau khi nằm yên. Vùng bụng bị đau có thể phình ra nhiều hơn so với bình thường và gây khó chịu.

Ngoài các triệu chứng chung của thủng dạ dày, các triệu chứng của viêm phúc mạc có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đi tiểu, phân hoặc thải khí ít
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn phải gặp bác sĩ ngay nếu gặp những triệu chứng bị thủng dạ dày vì tình trạng này có thể đe dọa tính mạng. Bạn sẽ có thêm cơ hội phục hồi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

nguyên nhân thủng dạ dày

Nguyên nhân nào gây ra thủng dạ dày?

Theo các chuyên gia sức nguyên nhân gây thủng dạ dày hay các bệnh có thể gây thủng dạ dày, bao gồm:

Các nguyên nhân gây thủng dạ dày khác bao gồm:

  • Chấn thương vùng bụng
  • Dao đâm hoặc đạn bắn vào bụng
  • Phẫu thuật bụng
  • Loét dạ dày do dùng aspirin, thuốc chống viêm không steroid và steroid (thường gặp ở người lớn tuổi)
  • Nuốt phải của các vật thể lạ (ở người mắc hội chứng Pica) hoặc các chất ăn da.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng thủng dạ dày?

Tình trạng thủng dạ dày có nguy cơ ảnh hưởng đến bất kỳ cá nhân nào và không có sự phân biệt giữa sắc tộc hay giới tính, cả nam và nữ đều có thể bị ảnh hưởng.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng thủng dạ dày?

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thủng dạ dày có thể bao gồm:

  • Chấn thương bụng
  • Vết thương do đâm ở bụng
  • Ung thư
  • Thường xuyên dùng steroid, aspirin hoặc thuốc chống viêm (phổ biến ở người già).

Tuy nhiên, bạn mắc phải một yếu tố nguy cơ nêu trên không có nghĩa là sẽ bị tình trạng này, bạn chỉ có thêm nguy cơ mắc phải so với những người không nằm trong những tình trạng trên thôi. Bên cạnh đó, một số yếu tố có tính chất nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, việc không có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là một cá nhân sẽ không bị mắc phải tình trạng này. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sớm nhận ra mình có bị mắc tình trạng này hay không.

Điều trị hiệu quả

điều trị thủng dạ dày

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng thủng dạ dày?

Việc chẩn đoán thủng dạ dày có thể bao gồm những quy trình sau đây:

  • Hoàn thành việc đánh giá bệnh án cùng với xét nghiệm vật lý
  • Xét nghiệm đếm các tế bào máu, từ đó cho thấy sự gia tăng số lượng tế bào máu trắng
  • X-quang ngực và/hoặc bụng
  • Chụp cắt lớp scan vùng bụng
  • Nhiều điều kiện lâm sàng có thể có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung để loại trừ các điều kiện lâm sàng khác để đi đến một chẩn đoán nhất định.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng thủng dạ dày?

Thủng dạ dày là một tình trạng đe dọa đến tính mạng, đòi hỏi phải đánh giá nhanh chóng và điều trị bằng phẫu thuật.

Một ca phẫu thuật thành công phụ thuộc vào vị trí, kích thước và khoảng thời gian bị thủng. Việc chẩn đoán và điều trị càng sớm thì kết quả của phẫu thuật càng tốt.

Tình trạng thủng dạ dày đòi hỏi phải phẫu thuật ngay lập tức để tránh cho vết thủng ngày càng nghiêm trọng hoặc các chất dịch dạ dày rò rỉ vào trong khoang bụng gây viêm.

Phương pháp phẫu thuật có thể giúp sửa chữa lỗ thủng, xóa bỏ các nguồn lây nhiễm và loại bỏ các bộ phận của cơ quan bị ảnh hưởng trong một số trường hợp.

Nếu một phần của ruột cần phải được loại bỏ, bác sĩ sẽ mở thông ruột tạm thời để cho phép thoát nước. Mở thông ruột là một quy trình trong đó một đầu của ruột được nối thông đến thành bụng. Phân thay vì di chuyển đến ruột sẽ được chuyển đến một cái túi đính ở trước thành bụng.

Trong trường hợp hiếm hoi của thủng dạ dày, các lỗ thủng tự đóng hoặc bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để tự điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thủng dạ dày?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • chế độ dinh dưỡng tốt hoặc chế độ ăn uống đầy đủ;
  • Tránh hút thuốc;
  • Ngăn chặn việc sử dụng rượu quá mức;
  • Không sử dụng ma túy;
  • Vệ sinh sạch sẽ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gastrointestinal perforation

https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/gastrointestinal-perforation Ngày truy cập 07/10/2022

Gastrointestinal Perforation

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23478-gastrointestinal-perforation Ngày truy cập 07/10/2022

Gastric perforation

http://www.healthline.com/health/gastrointestinal-perforation#Complications6

Ngày truy cập 14/11/2016

Gastric perforation

https://en.wikipedia.org/wiki/Gastrointestinal_perforation#Signs_and_symptoms

Ngày truy cập 14/11/2016

Gastric perforation

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22730417

Ngày truy cập 14/11/2016.

Phiên bản hiện tại

07/10/2022

Tác giả: Cang Lữ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Cang Lữ · Ngày cập nhật: 07/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo