backup og meta

Những thực phẩm nhất định bạn không nên bỏ qua khi bị viêm dạ dày

Những thực phẩm nhất định bạn không nên bỏ qua khi bị viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày khiến bạn khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên, ăn đúng thực phẩm cũng có thể khiến các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Hẳn bất kỳ vấn đề nào về hệ tiêu hóa cũng là nỗi ám ảnh lớn đối với những người từng trải qua các cảm giác đau đớn và khó chịu do chứng viêm dạ dày gây nên. Bạn chỉ muốn nó ngừng “quấy rối” bạn ngay lập tức để có thể “ăn no, ngủ yên giấc” và làm bất cứ việc gì bạn thích? Những thực phẩm sau đây sẽ một phần hỗ trợ chứng viêm dạ dày đấy.

Bệnh viêm dạ dày làm cho dạ dày bị viêm và giảm khả năng sản sinh axit, enzyme và chất nhầy − các chất hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn và bảo vệ dạ dày khỏi axit. Viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính đều có thể dẫn đến chảy máu dạ dày và gây loét dạ dày.

Các loại thuốc viêm dạ dày có thể điều trị hiệu quả, nhưng bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bạn có thể cho vào thực đơn của mình mỗi ngày.

1. Chất xơ

Một chế độ ăn có nhiều chất xơ sẽ giúp giảm tình trạng viêm dạ dày hiệu quả. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, đậu khô và ngũ cốc nguyên hạt.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể khiến bạn bị đầy hơi, vì vậy bạn cũng chú ý đến hàm lượng sử dụng nhé. Bạn nên dần kết hợp chất xơ vào chế độ ăn uống để giúp hệ tiêu hóa có thời gian điều chỉnh, vì lượng chất xơ hấp thụ vào cơ thể đột ngột tăng có thể gây đầy hơi hoặc đau bụng.

2. Flavonoid

H-pylori là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng dạ dày và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày mãn tính. Các thực phẩm chứa flavonoid có thể ngăn cản sự phát triển của H. pylori như táo, cây việt quất, cần tây, hành tây, tỏi và trà.

3. Chất chống oxy hóa và vitamin B

Nếu bạn bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào bữa ăn, các triệu chứng đau dạ dày sẽ giảm đấy. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống bao gồm một số loại như quả anh đào, quả mọng, cà chua, bí và ớt chuông nhé.

Kẽm và L-carnosine cũng có tính chất chống oxy hóa, giúp sửa chữa và làm lành lớp lót dạ dày. Kẽm có thể tìm thấy trong hàu, thịt, hải sản, các loại đậu và hạt; L-carnosine có thể được tìm thấy trong thịt và các loại đậu.

4. Một số kiến nghị khác

Chế độ ăn giàu chất béo, đặc biệt là chất béo chuyển hóa, có thể khiến các triệu chứng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên tránh các loại bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, hành tây, bơ thực vật và các loại thực phẩm đã chế biến. Bạn không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có ga, vì chúng có thể gây kích thích các lớp lót dạ dày.

Bạn nên sử dụng dầu chất lượng để nấu nướng và chế biến thức ăn, chẳng hạn như dầu ô liu và tránh ăn quá nhiều đường.

Bạn lựa chọn các loại bánh mì nguyên hạt và mì ống hạt tinh chế nhé. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên ăn những thực phẩm giảu vitamin B và canxi như hạnh nhân, đậu, rau bó xôi và cải xoăn.

Không chỉ riêng đối với người bị bệnh đau dạ dày mà mỗi chúng ta cũng cần ăn uống điều độ, đúng giờ, có định lượng để cơ thể hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa, giúp ngăn chặn bệnh và phòng tránh bệnh tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt “gánh nặng” cho dạ dày nhé.

Danh sách những thực phẩm hàng đầu cho người đau dạ dày:

  • Chuối;
  • Táo;
  • Đu đủ;
  • Gừng;
  • Cơm trắng;
  • Thực phẩm thô;
  • Sữa chua.

Điều cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng bạn nên làm chính là cố gắng giữ ấm vùng bụng. Vùng bụng khi bị lạnh sẽ khiến chức năng của dạ dày kém đi. Vì vậy, bên cạnh việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý cùng các danh sách thực phẩm nêu trên, người bị bệnh dạ dày nên chú ý giữ ấm cơ thể để đảm bảo sức khỏe một cách hiệu quả nhất.

Nếu còn mệt mỏi vì viêm dạ dày, bạn hãy thử áp dụng những phương pháp và ăn những thức ăn kể trên thử xem.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Healing foods for stomach inflammation http://www.livestrong.com/article/327704-healing-foods-for-stomach-inflammation/ Ngày truy cập 22/05/2017

6 stomach friendly foods http://www.womansday.com/health-fitness/nutrition/advice/g91/6-stomach-friendly-foods-105795/ Ngày truy cập 22/05/2017

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Anh Phương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lộc Tuyệt Mỹ


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

8 cách chữa đau dạ dày cấp tốc không cần thuốc


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Anh Phương · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo