backup og meta

Bạn có biết viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì?

Bạn có biết viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì?

Viêm hang vị dạ dày đang dần trở thành một trong nhiều vấn đề tiêu hóa phổ biến ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Tuy nhiên, không nhiều người biết khi bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì.

Trong những năm gần đây, chế độ ăn uống thất thường cũng như lạm dụng thuốc giảm đau NSAIDs khiến tình trạng viêm hang vị dạ dày có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc đặc hiệu.

Vậy, bạn có biết các toa thuốc chữa viêm hang vị dạ dày gồm những loại nào không? Nếu chưa biết người bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì, hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì 2

Nhìn chung, đơn thuốc chữa viêm hang vị dạ dày thường bao gồm bốn nhóm thuốc sau:

1. Thuốc trung hòa axit (muối nhôm, bicarbonat…)

Antacid là nhóm thuốc phổ biến nhất với tác dụng trung hòa axit trong dịch dạ dày. Loại thuốc này thường ở dạng gel. Đồng thời, antacid còn có tính bazơ yếu do thành phần chính của nhóm thuốc này là một số muối hydroxide, chẳng hạn như:

  • Nhôm hydroxide
  • Magie hydroxide

2. Người bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Thuốc giảm tiết axit luôn có mặt trong toa

Hai nhóm thuốc thường được kê toa để giảm tiết axit trong dạ dày là:

Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton có thể hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng tổn thương của các mô dạ dày bằng cách ức chế một phần quá trình sản sinh axit trong dịch bao tử. Omeprazole và esomeprazole là hai loại thuốc phổ biến nhất của nhóm thuốc này.

Nhóm thuốc kháng histamine H2

thuốc cho người bị trào ngược thực quản nhẹ

Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc kháng histamine H2 là trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất axit trong dịch dạ dày, từ đó điều tiết nồng độ axit ở cơ quan này. Bên cạnh việc điều trị viêm hang vị dạ dày, loại thuốc này còn có thể dùng cho người mắc bệnh trào ngược thực quản nhẹ.

Ranitidine và Cimetidine là hai loại thuốc kháng histamine H2 được dùng rộng rãi nhất.

3. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Một thành phần không thể thiếu trong đơn thuốc chữa viêm hang vị dạ dày là nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc. Công dụng của chúng là ngăn ngừa axit cũng như pepsin, một enzyme ở dạ dày, trong dịch bao tử tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này bao gồm:

Thúc đẩy biểu mô ở bề mặt dạ dày phát triển

Kích thích quá trình tiết chất nhầy

Ví dụ điển hình nhất của nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là bismuth subcitrate. Bên cạnh việc trở thành “lá chắn thép” cho dạ dày, bismuth còn có công dụng diệt vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, khả năng diệt khuẩn của loại thuốc này không cao, thường chỉ 20% số lượng H. pylori ở người bệnh. Do đó, bác sĩ thường kê toa thuốc này chung với kháng sinh.

4. Bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Không thể không nhắc đến thuốc diệt vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là một trong các yếu tố dẫn đến tình trạng viêm hang vị dạ dày. Do đó, để bệnh có thể được điều trị tận gốc, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh trong đơn thuốc chữa viêm hang vị dạ dày.

Kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu chuyên dùng để đối phó với nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả khuẩn H. pylori.

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì 3

Hiện nay, do khả năng kháng thuốc của vi khuẩn, bạn sẽ cần phối hợp nhiều loại kháng sinh nhằm tiêu diệt triệt để khuẩn Hp. Tuy nhiên, sự kết hợp này vẫn sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi nếu người bệnh không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp hy hữu, điều này còn có nguy cơ gây tăng tỷ lệ kháng kháng sinh.

Một số thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị viêm hang vị dạ dày như:

  • Kháng sinh amoxicillin
  • Kháng sinh clarithromycin
  • Kháng sinh metronidazole
  • Kháng sinh levofloxacin

Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các chuyên gia có thể kết hợp những loại thuốc trị viêm hang vị dạ dày trên với một số loại thuốc điều trị khác. Việc hiểu rõ bị viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ có thể góp phần hỗ trợ cải thiện kết quả điều trị bệnh.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Antral gastritis: Description, Causes and Risk Factors. https://www.medigoo.com/articles/antral-gastritis/. Ngày truy cập 14/06/2019.

What causes antral gastritis and how to treat it? https://www.belmarrahealth.com/causes-antral-gastritis-treat/. Ngày truy cập 14/06/2019.

Antral Gastritis. https://pubs.rsna.org/doi/abs/10.1148/59.3.324. Ngày truy cập 14/06/2019.

Phiên bản hiện tại

20/05/2022

Tác giả: Ngọc Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngọc Vũ


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 20/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo