backup og meta

Viêm đại tràng mãn tính: Liệu bạn có cơ hội đẩy lùi?

Viêm đại tràng mãn tính: Liệu bạn có cơ hội đẩy lùi?

Viêm đại tràng mãn tính là một căn bệnh kéo dài, khó điều trị và thường xuyên tái phát. Nếu không biết cách đẩy lùi căn bệnh này, đây thực sự là một tảng đá nặng nề khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn. 

Bệnh viêm đại tràng mãn tính gây khó khăn cho người bệnh vì gây ra những cơn đau bụng dữ dội, kèm với đó là nhiều triệu chứng khó chịu khác. Để đẩy lùi căn bệnh mãn tính này, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhé!

Nhận biết bệnh viêm đại tràng mãn tính

viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đại tràng (ruột già) thường xuyên làm người bệnh đau bụng và đi đại tiện thường xuyên. Nếu tình trạng viêm đại tràng ở người bệnh kéo dài sẽ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính (là tình trạng viêm nhiễm đại tràng ở mức độ nặng). Bệnh có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết thậm chí hình thành các ổ áp xe ở đại tràng. 

Bạn nên tìm hiểu những triệu chứng, nguyên nhân và nguy cơ biến chứng của bệnh để phát hiện sớm nhằm giảm thiểu những rủi ro sức khỏe ở mức thấp nhất có thể.

Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Đây là căn bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau vì phụ thuộc vào vị trí của viêm đại tràng. Vết viêm có thể ảnh hưởng đến một phần nhỏ của đại tràng, trực tràng hoặc trong trường hợp xấu hơn là ảnh hưởng đến toàn bộ ruột già.

Theo Mayoclinic, người bệnh viêm đại tràng mãn tính thường gặp những triệu chứng sau đây:

  • Sụt cân
  • Táo bón
  • Chuột rút
  • Mất nước
  • Thiếu máu
  • Đi ngoài ra máu
  • Suy dinh dưỡng
  • Đau xương khớp
  • Đau bụng kéo dài
  • Táo bón hoặc tiêu chảy dai dẳng

Triệu chứng bệnh mãn tính thường gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người bệnh. Vì thế, bạn nên tìm hiểu thêm những nguyên nhân gây bệnh để tìm được cách điều trị hợp lý nhất.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính được chia thành 2 nhóm bệnh theo nguyên nhân như sau:

1. Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: Nhóm bệnh này thường có nguyên nhân là do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm nấm… Các nguyên nhân này gây viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm nên mới diễn tiến thành bệnh mãn tính.

2. Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân: Nhóm này thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính không xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể bao gồm

  • Ký sinh trùng: Giun tóc, giun kim, giun đũa…
  • Vi trùng gây bệnh đường ruột: Salmonella, Shigella…
  • Chế độ ăn uống không điều độ: Người bệnh ăn nhiều thức ăn gây kích thích làm tổn thương dạ dày và niêm mạc đại tràng.

Viêm đại tràng mãn tính thường sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể gây ra những biến chứng làm tăng nguy cơ phát sinh một số loại bệnh khác.

Biến chứng của viêm đại tràng mãn tính

Người bệnh viêm đại tràng mãn tính thường đi kèm với một số bệnh khác khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi với những biến chứng dưới đây:

  • Khiến cơ thể ốm yếu và còi xương
  • Gây viêm khớp và đau khớp dạng thấp
  • Làm thiếu máu do chảy máu ở trực tràng 
  • Làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư đại trực tràng
  • Tăng khả năng mắc phải viêm xơ chai đường mật nguyên phát
  • Tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch 

Để tránh bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế và tham khảo ý của bác sĩ để có cách chữa trị viêm đại tràng mãn tính hiệu quả.

Cách chữa trị viêm đại tràng mãn tính

Trong quá trình điều trị viêm đại tràng mãn tính, nhiều người áp dụng phối hợp cả Tây y và Đông y. Dù bạn điều trị theo cách nào, điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu thật cẩn thận trước khi áp dụng và luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

Chữa viêm đại tràng mãn tính bằng thuốc Tây Y

viêm đại tràng mãn tính

Các bác sĩ có thể kê những loại thuốc Tây y có tác dụng kháng viêm bằng cách ức chế phản ứng của hệ miễn dịch ở người bệnh viêm đại tràng bao gồm những loại thuốc dưới đây:

• Azathioprine (Azasan, Imuran) và mercilaurine (Purinethol, Purixan): Đây là những loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị viêm đại tràng mãn tính. Tuy nhiên, bạn cần phải tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra máu thường xuyên để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

• Cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune): Thuốc này thường được dành cho người chưa thích ứng được với những loại thuốc khác. Tuy nhiên, Cyclosporine có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Nếu bạn muốn điều trị lâu dài thì đây không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

• Infliximab (Remicade), adalimumab (Humira) và golimumab (Simponi): Những loại thuốc này được gọi là chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) hoạt động dựa trên việc trung hòa một loại protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Loại thuốc này chỉ được dùng cho những người bị viêm đại tràng ở mức độ nặng hoặc vết thương đã miễn dịch với các cách điều trị khác.

• Vedolizumab (Entyvio): Thuốc này đã chính thức được đưa vào sử dụng để điều trị bệnh viêm loét đại tràng khi người bệnh không chịu được các phương pháp điều trị khác. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào viêm. 

Bạn có thể sẽ phải cần thêm một số loại thuốc khác để kiểm soát được các triệu chứng cụ thể của viêm đại tràng. Tuy nhiên, bạn phải luôn tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc không kê đơn. Các bác sĩ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên theo một trong những cách sau đây:

• Thuốc kháng sinh: Trong lúc phát sốt, người bệnh nên dùng thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát nhiễm trùng. 

• Thuốc chống tiêu chảy: Loperamide (Imodium) sẽ hiệu quả đối với tình trạng tiêu chảy cấp. Khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy, bạn cần nghiên cứu kỹ và tham vấn lời khuyên của bác sĩ để tránh nguy cơ megacolon độc hại làm mở rộng đại tràng.

• Thuốc giảm đau: Đối với những cơn đau nhẹ, bác sĩ thường khuyên người bệnh dùng Cetaminophen. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ làm nặng thêm các triệu chứng bệnh và làm mức độ đau đại tràng nghiêm trọng hơn.

• Chất sắt: Nếu bạn bị chảy máu đường ruột mãn tính sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vì thế, bạn hãy bổ sung chất sắt để duy trì quá trình tạo máu trong cơ thể.

Chữa viêm đại tràng mãn tính bằng thảo dược

Đây là một trong những phương pháp đang được rất nhiều người bệnh ưa chuộng bởi sự lành tính và nguyên liệu cũng khá quen thuộc. Tuy nhiên, khi điều trị bất kỳ loại bệnh nào, bạn cũng cần phải điều trị “đúng thầy, đúng bệnh’ và không nên tự ý “khám chữa bệnh’ theo những hiểu biết của bản thân. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ cách chữa bệnh dân gian nào.

Sau đây là 2 loại thảo dược trong các bài thuốc dân gian:

1. Lá ổi: Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền cách dùng lá ổi để chữa các loại bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi… Cho đến ngày nay, bài thuốc này vẫn còn có tác dụng đặc biệt đối với những người bệnh có dấu hiệu viêm đại tràng và thường xuyên đi tiêu chảy.

Để pha nước lá ổi, bạn có thể thực hiện theo những bước sau đây:

  • Bước 1: Bạn lấy 1 nắm lá ổi còn non rửa sạch rồi cho vào nồi với 500 ml nước.
  • Bước 2: Đun sôi nước cho đến khi còn khoảng 300 ml thì ngưng lửa và chắt lấy nước.
  • Bước 3: Chia nước lá ổi thành những phần nhỏ và sử dụng hết trong ngày.

Nước lá ổi có vị hơi chát nhưng cũng không quá khó uống. Bạn hãy kiên trì sử dụng bài thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh từ từ.

Bạn cần nhớ chỉ sử dụng lá ổi để điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính khi bị tiêu chảy thường xuyên chứ không điều trị cho những bệnh nhân bị táo bón.

2. Nha đam: Tác dụng của lô hội (nha đam) là làm thanh nhiệt, giải độc và mát gan nên được rất nhiều người biết đến. Với những đặc tính tốt cho sức khỏe này, nha đam là một trong những loại thảo dược giúp chữa bệnh viêm đại tràng ở những người hay bị táo bón.

viêm đại tràng mãn tính

Để pha nước nha đam, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị 5 lát nha đam tươi và 500 ml mật ong nguyên chất.
  • Bước 2: Lấy nha đam tươi đem đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ, rửa qua nước sôi cho sạch nhựa rồi đem đi xay nhuyễn. 
  • Bước 3: Trộn nha đam xay nhuyễn với mật ong nguyên chất để tạo hỗn hợp.
  • Bước 4: Bảo quản hỗn hợp nước nha đam trong lọ thủy tinh sạch. Mỗi lần bạn sử dụng 2 thìa hỗn hợp pha với nước và uống 3 lần 1 ngày.   

Khi nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính, bạn sẽ có cách ngăn ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các rủi ro biến chứng. Bên cạnh những phương pháp chữa bệnh bằng thuốc hay thảo dược, bạn cũng nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, có thói quen sống lành mạnh và tập cách quản lý stress. Những căn bệnh mãn tính có thể khiến bạn mệt mỏi như tảng đá nặng nề đè nặng mỗi khi tái phát, song nếu bạn kiên trì điều trị thì sẽ có cơ hội đẩy lùi bệnh!

Hoa Vũ HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ulcerative Colitis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ulcerative-colitis/symptoms-causes/syc-20353326
Ngày truy cập: 16/09/2019

Colitis and Chronic Ulcerative Colitis
https://www.virginiamason.org/colitis-and-chronic-ulcerative-colitis
Ngày truy cập: 16/09/2019

6 Ways to Naturally Treat Ulcerative Colitis
https://www.everydayhealth.com/ulcerative-colitis/treatment/six-ways-to-naturally-manage-ulcerative-colitis/
Ngày truy cập: 16/09/2019

Phiên bản hiện tại

14/01/2020

Tác giả: Hoa Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

Viêm đại tràng co thắt: Nguy cơ của người hay bị stress


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 14/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo