Rượu bia nếu được sử dụng có chừng mực sẽ là một thức uống thú vị cho những phút giây thư giãn, vui vẻ bên bạn bè hoặc đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, rượu bia có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường ruột, khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng và dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.
Uống rượu bia ở mức vừa phải – 1 ly chuẩn với phụ nữ và 2 ly chuẩn với nam giới mỗi ngày (1 ly chuẩn gồm 14g cồn nguyên chất, tương đương 355ml bia thông thường, 150ml rượu hoặc 45ml rượu mạnh) [2], [3] – được xem là an toàn và không có khả năng gây ra các vấn đề về đường ruột. Tuy nhiên, nếu bạn uống “vượt hơn” số lượng này, sức khỏe đường ruột của bạn có thể bị ảnh hưởng. [3]
Vậy uống rượu bia quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột như thế nào? Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe đường ruột nếu bạn đang trong “tình thế” phải uống rượu bia quá thường xuyên? Dành ngay vài phút xem qua những chia sẻ dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích bạn nhé!
Tác hại tiêu cực của rượu bia đến hệ tiêu hoá
Gây tổn thương đến các cơ quan tiếp xúc
Uống rượu bia “vượt mức” sẽ khiến một lượng cồn quá lớn đi vào cơ thể, trong đó miệng, dạ dày, thực quản và ruột là những cơ quan tiếp xúc đầu tiên và chịu nhiều ảnh hưởng “nặng nề”: [16], [17]
- Miệng và cổ họng là nơi tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên [1]. Sau khi uống, một lượng cồn có trong rượu bia sẽ nhanh chóng khuếch tán vào nước bọt và đạt nồng cao. Sau đó, lượng cồn có trong nước bọt này sẽ phân hủy thành acetaldehyde và tạo cảm giác nóng rát trong khoang miệng. Từ nước bọt, acetaldehyde và cồn sẽ “thâm nhập” vào các mô khoang miệng và tuyến nước bọt, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của niêm mạc khoang miệng. [14], [15]
- Ở thực quản, cồn có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và dẫn đến chứng ợ nóng [3], [16]. Ngoài ra, các tế bào ở lớp lót thực quản có thể bị tổn thương và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. [1]
- Rượu bia kích thích/ ức chế các cơ chế hấp thụ trong ruột, gây viêm hoặc rò rỉ ruột (Leaky Gut).[6] [5]
“Thủ phạm” gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Không chỉ dừng lại ở đó, rượu bia khi đi vào cơ thể còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột. Đường ruột con người là “ngôi nhà” của hơn 100 nghìn tỷ vi sinh vật, gồm cả vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. Để đường ruột khỏe, hệ vi sinh cần được giữ ở mức cân bằng với 85% vi sinh vật có lợi và 15% vi khuẩn “gây rối”. [4]
Thế nhưng, khi lượng rượu bia được đưa vào cơ thể quá nhiều, sự cân bằng này có thể bị phá vỡ bởi ruột sản sinh quá mức vi khuẩn gram âm để hấp thu cồn, dẫn đến sự tích tụ endotoxin [18]. Số lượng vi sinh vật tăng lên có thể tiêu diệt một số loài vi sinh vật có lợi hoặc cho phép các loài vi sinh vật có hại phát triển nhanh chóng. Từ đó, khiến bạn gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, táo bón…[5]
Bí quyết bảo vệ sức khỏe đường ruột khỏi tác hại của rượu bia
Nếu vì một lý do khách quan mà bạn phải uống rượu bia thì việc quan trọng nhất là cần chú ý chăm sóc sức khỏe đường ruột để giảm thiểu tác hại tiêu cực. Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp giảm thiểu tác hại của của rượu bia với sức khỏe đường ruột mà bạn có thể thử:
- Uống rượu bia ở mức vừa phải: Lắng nghe cơ thể và tự xác định giới hạn của bản thân. Nên dừng uống khi đã cảm thấy đủ, tránh uống mất kiểm soát, uống quá đà.
- Không nên để bụng đói trước khi uống: Ăn trước khi uống rượu bia sẽ giúp cồn không bị hấp thu nhanh chóng vào cơ thể. [7]
- Duy trì lối sống lành mạnh: Trong chế độ ăn mỗi ngày cần chú ý bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn tự nhiên như sữa chua, kim chi, trà kombucha. Đồng thời, chú ý duy trì chế độ tập luyện, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc để góp phần “củng cố” hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp hạn chế tác hại của rượu bia đối với sức khỏe đường ruột. [8]
Bên cạnh các biện pháp trên, để bảo vệ sức khỏe đường ruột “toàn diện” nhất, giúp giảm nguy mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi uống bia thì việc quan trọng nhất là phải và chủ động bổ sung lợi khuẩn nhanh chóng và hiệu quả cho đường ruột. Để làm được điều này, giải pháp hiệu quả nhất đó là sử dụng các sản phẩm bổ sung như men vi sinh để cung cấp thêm vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa. Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, thường là vi khuẩn để hệ vi sinh đường ruột nhanh lấy lại cân bằng [9].
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại men vi sinh đáp ứng được các tiêu chí sau [10], [11], [12]:
- Có dạng bào chế an toàn, dung nạp tốt và đạt chất lượng cao
- Có khả năng di chuyển đến ruột ở dạng sống
- Có khả năng tái cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Tồn tại được trong môi trường axit dạ dày, chịu được nhiệt độ môi trường bên ngoài và ảnh hưởng của kháng sinh
Hiện nay, trên thị trường có các loại men ống vi sinh chứa bào tử của lợi khuẩn Bacillus Clausii được bào chế dưới dạng uống dễ dàng sử dụng. Các sản phẩm này cung cấp cho đường tiêu hóa đến 4 tỷ bào tử thuộc chủng Bacillus Clausii được chứng minh có khả năng sống sót tốt qua quá trình tiêu hóa nhờ khả năng chống chịu được môi trường axit mật và pH thấp để nảy mầm thành tế bào sinh dưỡng trong đường tiêu hóa. Men vi sinh chứa bào tử Bacillus Clausii cũng vì vậy mà hoạt động tốt hơn trong đường tiêu hóa [13]. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm này để chủ động bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi và cải thiện sức khỏe đường ruột.
Để có thể sở hữu một cuộc sống khỏe mạnh, hạn chế tác hại của rượu bia, ngoài việc uống rượu bia ở mức vừa phải, lưu ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ, bạn cũng có thể chủ động bổ sung các vi sinh vật có lợi thông qua chế độ ăn uống và việc sử dụng men ống vi sinh 4 tỷ bào tử Bacillus Clausii để cải thiện cũng như nâng cao sức khỏe đường ruột từ bên trong.
[embed-health-tool-bmr]