Đau ruột thừa không phải là tình trạng sức khỏe hiếm gặp. Tuy nhiên, thực tế, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn dấu hiệu đau dạ dày với đau ruột thừa.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đau ruột thừa không phải là tình trạng sức khỏe hiếm gặp. Tuy nhiên, thực tế, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn dấu hiệu đau dạ dày với đau ruột thừa.
Đau ruột thừa là một căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ ai. Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nếu kéo dài, nó còn có thể trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn đau ruột thừa với triệu chứng đau dạ dày, bởi cả hai đều là những cơn đau khó chịu xảy ra ở khoang bụng.
Vậy, bạn đã biết cách làm thế nào để phân biệt dấu hiệu đau dạ dày và đau ruột thừa chưa? Hãy để Hello Bacsi giúp bạn tìm hiểu nhé.
Bạn có thể muốn đọc thêm: Đau bụng và những điều bạn nên biết.
Thực tế, không phải ai cũng có thể phân biệt đau dạ dày và đau ruột thừa. Theo các chuyên gia, điểm khác biệt giữa hai triệu chứng này nằm ở hai yếu tố:
Đau dạ dày thường chỉ xảy ra ở ba khu vực, bao gồm:
Vùng thượng vị
Tại đây, dấu hiệu đau dạ dày có xu hướng kéo dài và thường xuất hiện sau bữa ăn.
Vùng bụng giữa
Khu vực này tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu đau dạ dày với những triệu chứng bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa khác. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa trên:
Vùng bụng trên, bên trái
Khi dấu hiệu đau dạ dày xuất hiện ở đây, nó thường dẫn theo những biểu hiện khác như buồn nôn, nôn hoặc đầy hơi chướng bụng.
Ngược lại, triệu chứng đau ruột thừa bắt đầu từ khu vực xung quanh hoặc trên rốn. Sau đó, cơn đau dần tập trung về khu vực bên phải của bụng dưới. Tuy nhiên, đây chỉ là thể điển hình của tình trạng này. Vị trí ruột thừa ở một số người có thể thay đổi. Do đó, những khu vực đau sau đây cũng có nguy cơ cảnh báo bạn đang bị đau ruột thừa:
Các dấu hiệu đau dạ dày và đau ruột thừa có những mức độ đau khác nhau. Chẳng hạn như, đau dạ dày có thể âm ỉ hoặc quặn thắt, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Trong khi đó, cơn đau ruột thừa có xu hướng âm ỉ kéo dài và liên tục tăng lên mỗi khi bạn ho hoặc cử động. Ngoài ra, cường độ đau ruột thừa cũng sẽ tăng lên trong vòng 24 giờ.
Dấu hiệu đau dạ dày và đau ruột thừa có thể kéo theo một số triệu chứng khác liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm:
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau dạ dày, những dấu hiệu đi kèm có thể là:
Đầy hơi chướng bụng
Cảm giác khó chịu này chủ yếu xảy ra sau bữa ăn. Tuy nhiên, nó sẽ thuyên giảm khi bạn tham gia hoạt động thể chất hoặc làm việc bằng chân tay.
Đau rát và cồn cào bụng
Tình trạng trên có thể liên quan đến vấn đề viêm loét dạ dày, thường xảy ra ở vùng thượng vị.
Mất khẩu vị, chán ăn và suy nhược cơ thể
Hầu hết những người đang gặp vấn đề với hệ tiêu hóa đều không muốn ăn uống bất cứ thứ gì vào cơ thể, dẫn đến tình trạng suy nhược.
Nôn và đi ngoài ra máu
Nếu bắt gặp hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì đây có thể dấu hiệu của chảy máu dạ dày, cần được điều trị kịp thời để bảo vệ tính mạng.
Tương tự dấu hiệu đau dạ dày, đi kèm với triệu chứng đau ruột thừa là tình trạng chán ăn, dẫn đến cơ thể suy yếu do thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, đau ruột thừa còn có thể gây ra:
Sốt
Viêm ruột thừa thường gây ra cơn sốt nhẹ, tầm 38°C. Tuy nhiên, nếu biến chứng viêm phúc mạc xảy ra, nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao hơn.
Tần suất đi vệ sinh gia tăng
Thường xuyên đi tiểu và đau bàng quang cũng là biểu hiện đi kèm với triệu chứng đau ruột thừa, báo hiệu tình trạng viêm ruột thừa đang tiến triển nghiêm trọng.
Thành bụng co cứng
Đôi khi cơn đau ở vùng bụng dưới, bên phải có thể xuất hiện chung với tình trạng co cứng thành bụng.
Các chuyên gia đánh giá viêm ruột thừa là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, cần được điều trị triệt để càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Do đó, phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa gần như là biện pháp duy nhất cho trường hợp này.
Ngày nay, mọi người thường lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi với những ưu điểm so với biện pháp mổ bằng dao kéo như:
Sau khi ca mổ kết thúc, bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc giảm đau cũng như kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.
Tuy nhiên, tương tự những phương pháp điều trị y tế khác, mổ ruột thừa bằng phương pháp nội soi cũng có khả năng dẫn đến một số biến chứng không mong muốn. Vì vậy, nếu có các triệu chứng dưới đây, bạn hãy mau chóng quay lại bệnh viện để có thể kịp thời giải quyết:
Khác với đau ruột thừa, dấu hiệu đau dạ dày có thể điều trị bằng thuốc. Nếu bạn đến gặp bác sĩ vì điều này, họ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc sau:
Thuốc giảm tiết axit
Công dụng chính của thuốc giảm tiết axit là hạn chế hoạt động của tuyến sản sinh dịch dạ dày. Từ đó, lượng axit ở đây cũng sẽ thuyên giảm, tránh làm dấu hiệu đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn.
Hai loại thuốc giảm tiết axit phổ biến nhất là:
Thuốc kháng sinh
Trong vài trường hợp, dấu hiệu đau dạ dày có thể phát sinh do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp hay H. pylori). Do đó, kháng sinh được bác sĩ thêm vào toa thuốc nhằm đối phó với loại vi khuẩn đường ruột này.
Thông thường, bạn sẽ dùng nhiều loại kháng sinh kết hợp thay vì một loại duy nhất, ví dụ như:
Bạn có thể quan tâm: Bạn đã biết vi khuẩn Hp lây qua đường nào chưa
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc bảo vệ viêm mạc dạ dày giúp ngăn cản sự tiếp xúc giữa lớp niêm mạc dạ dày và dịch tiêu hóa để quá trình hồi phục sức khỏe của dạ dày thuận lợi hơn. Từ đó, dấu hiệu đau dạ dày cũng sẽ nhanh chóng biến mất.
Thuốc trung hòa axit
Nồng độ axit trong dịch bao tử quá cao rất có thể khiến cơn đau dạ dày tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn. Do đó, để nhanh chóng hồi phục sức khỏe dạ dày, ngoài việc giảm tiết axit, bạn cũng cần trung hòa lượng axit dư thừa này.
Antacid là nhóm thuốc phổ biến nhất, có tính bazơ yếu do có sự góp mặt của muối hydroxide và muối kiềm.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!