backup og meta

Phân biệt cây vông có độc và những triệu chứng ngộ độc quả vông

Phân biệt cây vông có độc và những triệu chứng ngộ độc quả vông

Mỗi năm, ở nước ta ghi nhận khá nhiều ca ngộ độc quả vông, chủ yếu gặp ở trẻ em trong độ tuổi đến trường. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về loại ngộ độc thực phẩm này rất quan trọng, nhằm nhận biết sớm triệu chứng để cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên biết quả vông là gì và cách nhận dạng loại quả vông gây độc để tránh xa.

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

Ngộ độc quả vông là loại nào?

Tùy theo mỗi vùng miền có nhiều loại cây cùng được gọi là cây vông, phổ biến nhất là vông nem, vông vang và vông đồng. Trong số này, vông nem và vông vang được sử dụng làm thuốc, còn cây gây ngộ độc là cây vông đồng (tên khoa học: Hura crepitans L.), thuộc họ Thầu dầu.

Cây vông đồng còn có tên gọi khác là bã đậu tây.

ngộ độc quả vông là loại nào?

Đặc điểm nhận dạng của cây vông đồng gây ngộ độc quả vông như sau:

  • Cây gỗ lớn, có thể cao tới 40m nếu sống trong môi trường tự nhiên
  • Bề mặt thân có gai hình nón sẫm màu, vỏ thân màu xám
  • Lá hình trứng rộng, màu xanh lục, mỏng như tờ giấy, dài khoảng 5-29cm, rộng khoảng 5-17cm, cuống lá dài khoảng 5-20cm, mép có răng cưa
  • Hoa đơn tính; hoa đực màu đỏ, không có cánh hoa, mọc thành chùm dài khoảng 5cm; hoa cái màu nâu đỏ, mọc đơn độc ở nách lá
  • Quả nang hình giống quả bí ngô tròn, to cứng, dài khoảng 3-5cm, rộng khoảng 5-8cm, khi chín có màu nâu đỏ. Quả gồm 12-20 mảnh hình múi nổi tròn, khi chín bật vỡ rất mạnh và phóng hạt đi xa
  • Hạt dẹt hình mắt chim, bên trên phủ lông, vỏ cứng, rộng khoảng 2 cm
  • Nhựa cây màu trắng.

Thành phần của cây vông đồng gây ngộ độc quả vông bao gồm:

  • Hạt chứa 37,1% dầu béo và 25,63% protein. Trong hạt còn có chứa một toxin gây độc nhưng chưa có nghiên cứu sâu
  • Vỏ thân, nhựa có chứa chất diệt sâu bọ.

Các bộ phận của cây vông gây ngộ độc

bộ phận cây vông có độc

Cây vông đồng được trồng ở ven đường, trong công viên, trường học lấy bóng mát. Nhiều bộ phận của cây này gây độc cho con người:

  • Nhựa cây gây dị ứng nghiêm trọng cho da, sưng tấy giống như phù mạch, viêm kết mạc mũi, bắn vào mắt gây sưng đỏ mắt. Ngày trước, nhựa cây vông đồng được sử dụng làm chất độc cho mũi tên. Tại Giava (Indonesia) dùng nhựa cây này làm thuốc trừ sâu.
  • Hạt có tính xổ mạnh, có thể gây chết người. Trẻ nhỏ hay hái trái chơi và ăn phải hạt nên ngày nay cây này không còn được trồng phổ biến.
  • Quả có vị ngọt bùi, ăn giống như hạt mít luộc nhưng sau khi ăn sẽ có biểu hiện ngộ độc quả vông. Vì vậy, quả vông ăn được không thì câu trả lời là không.

Triệu chứng ngộ độc quả vông đồng

Người bị ngộ độc quả vông sẽ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến như sau:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn nhiều
  • Tiêu chảy

Khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện hay phòng khám để cấp cứu, các bác sĩ thường sẽ xử trí ngộ độc quả vông đồng bằng các cách như sau:

  • Rửa dạ dày
  • Bổ sung dịch
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, điện giải đồ…
Trong Y học cổ truyền, người ta cũng có thể sử dụng bã đậu tây để điều trị một số bệnh như hủi và nhuận tràng, tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều lượng khi dùng vì chỉ cần quá liều là có thể gây chết người. Vì vậy, mọi người không nên tiếp xúc gần với loài cây này. Người lớn cần khuyến cáo trẻ em về ngộ độc quả vông, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn đọc của Hello Bacsi những thông tin hữu ích. Ngộ độc quả vông là một trong những tình trạng ngộ độc thực phẩm rất thường gặp ở trẻ em. Vì vậy, người lớn nên hướng dẫn và cảnh báo trẻ những loại trái có thể ăn được và những loại nào có nguy cơ gây ngộ độc cần nên tránh xa để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hura crepitans https://www.nparks.gov.sg/florafaunaweb/flora/2/9/2966 Ngày truy cập: 07/02/2024

[Allergic reaction after contact with Hura crepitans (sandbox tree)] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11974592/ Ngày truy cập: 07/02/2024

Hura crepitans L. Extract: Phytochemical Characterization, Antioxidant Activity, and Nanoformulation https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7356585/ Ngày truy cập: 07/02/2024

Ngộ độc cấp vì ăn hạt của cây bả đậu http://bvdkquangnam.vn/index.php/tin-tc/y-hc-thng-thc/1108-ng-c-cp-vi-n-ht-ca-cay-b-u Ngày truy cập: 07/02/2024

Cảnh báo ngộ độc quả vông https://benhvientuyenquang.org.vn/DetailView/1310/8/Canh-bao-ngo-doc-qua-Vong.html Ngày truy cập: 07/02/2024

Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr.470 Ngày truy cập: 07/02/2024

Phiên bản hiện tại

26/02/2024

Tác giả: Lương Lan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi? Mẹo hồi phục nhanh chóng, hiệu quả

Giải đáp thắc mắc: Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 26/02/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo