Ngoài ra, sữa cũng có thể giúp giảm cảm giác nóng rát khi bạn đã ăn nhiều thức ăn cay như ớt. Các hoạt chất như capsaicin (ớt). Nguyên nhân là do sữa chứa một loại protein gọi là casein, có thể phân hủy capsaicin trong ớt gây cay, giống như cách mà nước rửa chén có thể loại bỏ dầu mỡ trên chén bát.
Đau dạ dày uống sữa được không thì khi nào không nên uống?
Bệnh nhân không dung nạp đường sữa thì phải lưu ý đặc biệt đến việc đau dạ dày có uống sữa được không. Bạn tuyệt đối nên tránh uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa. Những trường hợp này, uống sữa có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh như đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn…
Trong trường hợp đau do viêm loét dạ dày, bạn cũng không nên uống quá nhiều sữa. Lúc đầu, sữa có thể tạm thời làm dịu cơn đau vì nó bao phủ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, sữa cũng khiến dạ dày phải tiết ra một lượng axit và dịch tiêu hóa lớn, khiến cơn đau và vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn. Đồng thời, tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
Đau dạ dày uống sữa tươi được không thì câu trả lời còn là KHÔNG nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn E.coli, Listeria hoặc một trong các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Lúc này, bạn chỉ nên uống nước lọc. Hãy cố gắng uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên thay vì uống ngụm lớn.
Người bị đau dạ dày nên uống sữa như thế nào?
Bạn đừng chỉ quan tâm người bị đau dạ dày uống sữa được không mà cũng cần phải hết sức lưu ý đến cách uống sữa như thế nào. Uống sữa không đúng cách có thể làm cơn đau thêm trầm trọng, gây ra thêm các triệu chứng bất thường khác. Còn nếu uống sữa đúng cách sẽ giúp cung cấp thêm dưỡng chất, kích thích vị giác, cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!